Thursday, January 17, 2013

Doanh nghiệp địa ốc thưởng Tết bao nhiêu?


Thưởng Tết lãnh đạo 200 triệu đồng

thưởng Tết, công nhân, BĐS, trầm lắng
Thưởng Tết bất sản tiếp tục “tụt” dốc

“Chúng tôi dự trù trích 5-7 tỷ đồng lo thưởng Tết cho nhân viên để khích lệ tinh thần anh em và giữ lửa cho đội ngũ quản lý, bán hàng. Người có đóng góp nhiều sẽ nhận được mức thưởng và đãi ngộ tốt hơn năm ngoái”, bà Oanh cho hay.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành thì cho hay, năm nay công ty ông sẽ cố gắng lo thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên 1 tháng lương.

"Tôi không biết chuyện thưởng của các doanh nghiệp khác như thế nào nhưng nhìn vào thị trường bất động sản hiện nay thì chắc chắn cũng không có mấy khởi sắc. Ở công ty chúng tôi, như những năm trước chúng tôi có thể thường 2 – 3 tháng lương là chuyện bình thường nhưng năm nay chúng tôi cũng cố gắng lo thưởng cho cán bộ công nhân viên 1 tháng lương", ông Đực nói.

Cũng theo ông Đực, thị trường bất động sản cho đến đầu năm 2013 này vẫn còn rất khó khăn, nên việc duy trì được doanh số bán hàng trong một năm qua và không phải cắt giảm nhân công đã là cố gắng đáng ghi nhận".

Trả lời báo chí, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, phải đến giữa tháng 1/2013, đơn vị mới tính đến thưởng Tết cho cán bộ. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Đức, mức thưởng Tết năm nay sẽ giữ nguyên như năm ngoái.

"Trả hết lương là may rồi"

Bên cạnh những doanh nghiệp đã có kinh phí cho thưởng Tết, thì rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đang phải "oằn mình" lo trả nợ lương cho nhân viên.

Là 1 trong 39 nhà thầu phụ đang "mắc cạn" tại dự án Khách sạn 5 sao Marriott Hà Nội với nguy cơ bị "xù nợ", ông Phạm Mạnh Cường – Giám đốc Công ty CP phát triển kỹ thuật NDT thẳng thắn: "Từ giờ đến cuối năm tôi chỉ mong có đủ tiền để thanh toán tiền lương cho công nhân chứ không nghĩ gì đến việc thưởng Tết".

Theo ông Cường, trong suốt năm qua, công ty ông gần như chỉ hoạt động cầm chừng. Hiện công công ty vẫn đang nợ tiền lương công nhân làm việc tại dự án Marriott.

Vì vậy, theo vị giám đốc này, từ nay đến cuối năm chỉ cần lo trả nợ hết nhân viên đã là may lắm rồi. "Không lo được tiền trả cho nhân tôi coi như không có Tết", ông Cường lo lắng.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa tiết lộ, thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp giảm 50% so với năm ngoái và thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Ông Nghĩa giải thích, lý do mức thưởng thấp vì doanh thu năm 2012 của Lê Thành giảm 50%. Ông Nghĩa dự kiến năm 2013 bất động sản cũng chưa thể kỳ vọng có lợi nhuận, nhiều khả năng khó khăn sẽ kéo dài. Dù doanh thu sụt giảm nhưng công ty vẫn duy trì thưởng Tết để chăm lo đời sống nhân viên, bảo toàn lực lượng.

“Người lao động làm 12 tháng trời, cuối năm phải ăn Tết, không có tiền thưởng họ biết trông cậy vào đâu? Lo thưởng cho 500 nhân viên trong thời điểm này là một sức ép lớn nhưng doanh nghiệp buộc phải gồng gánh”, ông nói.

Ông Đinh Văn Khôi, phó giám đốc Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng 4 (Cowaelmic 4) cũng chia sẻ, các năm trước, tết dương công ty thưởng cho công nhân được thưởng một vài trăm, tết âm công nhân được 1 tháng lương, tháng lương thứ 13, gọi là động viên tinh thần cho anh em công nhân sau một năm làm việc vất vả.

Nhưng với tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, các công ty xây dựng tỏ ra e dè khi nói đến chuyện thưởng tết cho công nhân. Nguyên nhân chính yếu được nhiều người nhắc đến cũng là tình trạng bất động sản đang èo uột, công ty làm ăn nợ nần, thua lỗ. Dù có muốn chút ít gọi là động viên tinh thần anh em nhưng lực bất tòng tâm.

"Năm nay, với tinh thần này thì chắc chắn không có thưởng tết rồi. Chỉ cố gắng vay tiền công ty mẹ hoặc ngân hàng để trả hết số lương tồn đọng cho công nhân", ông Khôi chia sẻ.

Theo ông Khôi, công ty Cowaelmic 4 mới chỉ trả được 80% lương cho công nhân. Năm ngoái, riêng để giải quyết lương cho công nhân, công ty đã phải vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng. Năm nay, công ty bắt đầu chậm lương từ tháng 2 đến tháng 7, trong đó từ tháng 2 đến tháng 6 thanh toán được 80% tiền lương, còn lại tháng 7 thì đang nợ lương.. Đến nay, công nhân vẫn đang bị nợ lương tháng 7 và 20% số lương từ tháng 2 đến tháng 6.

"Từ nay đến Tết, chúng tôi phải huy động, vay ở đâu đấy được hơn 2 tỷ đồng để lo cái tiền lương còn lại cho công nhân. Tiền thì đã âm rồi mà đòi thì chưa biết đòi ở đâu", ông Khôi buồn bã nói.

Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường BĐS hiện nay? Mời bạn đọc Vland
cùng đưa ra những giải pháp giải cứu thị trường BĐS để hi vọng vực dậy thị
trường vào năm mới, 2013. Bạn đọc cũng có thể gửi những ý kiến bình luận, những
bài viết đưa ra ý kiến của mình trước những chính sách của Bộ xây dựng nhằm vực
lại thị trường đầy khó khăn này.
 
 Những ý kiến góp ý xác đáng, có hiệu quả sẽ được đăng tải trên trang bất động
sản Vland và được trả nhuận bút theo quy định. Các giải pháp hay, được độc giả
bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn của chuyên trang bất
động sản Vland.
 
 Thời gian bắt đầu diễn đàn từ ngày 18/12/2012 và kết thúc vào 30/1/2013.
 
 Kính mời độc giả tham gia đóng góp ý kiến để những chính sách sắp tới Bộ xây
dựng đưa ra sẽ được đông đảo phản hồi và sự đồng tình của người dân nhiều hơn.
 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: vland@vietnamnet.vn


Theo Châu Anh
VTC News



No comments:

Post a Comment