Tuesday, January 8, 2013

"Hãy để doanh nghiệp BĐS tự tìm lối đi riêng"

Giải cứu bất động sản vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc,
trong đó việc cứu hay không nên cứu thị trường bất động sản và hạ giá bán vẫn l�
những vấn đề được độc giả bàn luận sôi nổi hơn cả.

 

Chưa nên cứu BĐS vào lúc này

Thị trường bất động sản trầm lắng trong suốt 2 năm qua, giao dịch gần như bất
động tại nhiều phân khúc. Nhiều doanh nghiệp BĐS đang ở trong tình trạng khốn
khó và mong muốn được Nhà nước giúp sức. Trong thời gian gần đây, Chính phủ,
Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng cũng đã lên phương án nhằm giải
cứu thị trường.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến của độc giả gửi đến Vland trong thời gian vừa qua
đều nêu quan điểm Nhà nước không nên cứu bất động sản, hãy để cho nó theo đúng
quy luật thị trường. Bởi theo họ, bất động sản thời gian trước đã bị đẩy giá lên
quá cao, các doanh nghiệp bất động sản đã quá lãi, giờ lỗ một chút là họ kêu.
Hãy để cho doanh nghiệp giảm giá bán để người dân nghèo có cơ hội mua nhà.

Nói về việc này, bạn Ngô Hoành thẳng thắn viết: Không phải cứu gì cả, để chủ
đầu tư hạ giá sẽ bán được thôi. Nhà nước nên đánh thêm một khoản phí giữ đất đai
của nhà nước và phí đầu cơ găm hàng để buộc nhà đầu tư phải hạ giá và bán được
hàng.

Bạn Quang Tùng cũng cho rằng lúc này nên cứu các ngành nghề, lĩnh vực khác hơn
là đổ tiền cho bất động sản: Chưa nên cứu thị trường vào lúc này. Chúng ta còn
rất nhiều thứ thiếu nguồn lực đầu tư. Trong các năm qua, nguồn lực xã hội đổ quá
nhiều vào bất động sản trong khi quản lý yếu kém không minh bạch. Đất nước cần
đầu tư vào các dự án rất thiết thực khác như làm sạch sông Tô Lịch là một ví dụ.
Đất nước này còn bao nhiêu chỗ như sông Tô Lịch cần được đầu tư.


Hãy để cho thị trường tự điều tiết

Cùng chung suy nghĩ, độc giả dinh trong phân tích: Bây giờ Nhà nước mà đổ tiền
vào giải cứu bất động sản thì chỉ làm cho nấm mồ “bất động sản” thêm to ra m�
thôi. Hãy cứ để các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tự tìm cho mình những
lối đi riêng thì thị trường mới đa dạng sản phẩm, đa dạng giá cả, đúng nghĩa của
kinh tế thị trường.

Cũng đặt ra vấn đề BĐS cứu hay không cứu, bạn đọc Vũ Hồng Văn bày tỏ: Lại một
sai lầm chết người khi bỏ tiền cứu BĐS, khi giá BĐS mà người có thu nhập thấp m�
không mua nổi thì chúng ta phải xem lại, cứu chỉ làm lợi cho một nhóm lợi ích.
Tôi không hiểu sao BĐS chỉ có 2 thành phố là HN và TPHCM mà bắt 80% dân nông
thôn phải gánh chịu cùng giải cứu BĐS. Hãy nhìn giá nhà của Mỹ thì chúng ta thấy
phi lý khinh khủng. Vì vậy tôi khuyên mọi người có nhu cầu không nên mua nhà lúc
này vì theo nhiều chuyên gia thị trường thì giá nhà còn giảm sâu từ 3-5 năm nữa,
lúc đó giá BĐS sẽ về giá thực.

Độc giả hungnguyen đề xuất ý kiến: Cái gì chết sẽ phải chết. Cứu dân mua thì
cứu chứ cứu doanh nghiệp khác gì cho tiền nhà giàu đi chơi.

Hạ giá để cung cầu gặp nhau

Lượng hàng tồn kho trong bất động sản hiện đang rất lớn. Rất nhiều căn hộ,
biệt thự, chung cư xây xong không bán được, đất đai tồn đống cũng không có khách
mua.

Theo như đánh giá của nhiều bạn đọc, chuyên gia, giá bất động sản đã bị đẩy
lên quá cao so với giá trị thực.Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản nếu muốn
sống sót qua giai đoạn khó khăn này thì chỉ có cách là hạ giá bán.


Các DN nên hạ giá bán để tự cứu lấy mình

 

Về vấn đề này, bạn Công Khanh thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Các bác bất
động sản đừng quá hi vọng siêu lợi nhuận nữa, hãy dũng cảm đưa bất
động sản về giá trị thực như các hàng hóa khác. Trước đây người dân
đua nhau vay ngân hàng đầu cơ, giờ họ và́ các bác kẹt lại, chịu cắt
lỗ để thoát ra càng sớm càng tốt chứ chẳng có cách nào cả vì đa
số người dân không có tiền, người có tiền thì họ đã có thừa nhà,
còn đất kẹt lai họ để cho con cháu sau này.

Độc giả Đinh Quang Huy cũng chỉ ra: Phải chấp nhận quy luật của cơ chế thế
thị trường.

Lấy cái nhìn từ thực tế bạn đọc Nguyễn Tuấn Hiệp phân tích: Các nhà lãnh đạo
nên nghĩ lại trước khi cứu bất động sản bằng việc bơm tiền cho các doanh nghiệp
này vay. Bất động sản, nhà đất cũng là một loại hàng hóa, muốn bán được hàng thì
cung và cầu phải gặp nhau. Đa phần người lao động đều có thu nhập thấp, chỉ có
một số ít người có thu nhập cao, họ đã có đầy đủ nhà, đất như ý. Việc có thêm
nhà đất cũng chỉ giống như một kênh đầu tư chờ tăng giá, góp phần đẩy giá đất
lên cao. Trong khi những người có nhu cầu thực sự thì nhà đất không có. Tiền
lương ước tính mỗi cặp vợ chồng trẻ ở các đô thị bình quân là 12 triệu/tháng,
trong khi đó việc chi phí cho việc thuê nhà và sinh hoạt đã chiếm tới 80%. Nếu
mức giá cả bất động sản như hiện nay và với mức thu nhập tạm tính như kể trên
thì người lao động sẽ phải làm việc suốt cả năm để mua được 2m2 nhà, để mua được
căn hộ họ phải làm cả cuộc đời mà không được phép ốm đau hay bệnh tật. Hãy để
bất động sản trở về đúng giá trị thực của nó.

Cùng chung quan điểm, bạn Lê Hùng viết: Giá BĐS bây giờ còn quá cao. Đầu tiên
giá phải hạ đến lúc cung cầu gặp nhau đã.

Bàn về giải pháp cho thị trường BĐS hiện nay, độc giả Nguyen đề xuất: Năm
2012 là năm BĐS xuống cấp trầm trọng. Để giải quyết nạn tồn đọng này có 2 cách
như sau 1. Giảm giá thành căn hộ chung cư, để người dân nghèo có thể mua được
nhà 2. Những căn hộ đơn lẻ không thể nào hạ giá được, tùy từng hộ nằm trên địa
bàn nào mà có giá đúng theo từng vùng, từng thành phố.

Bạn đọc Trần Văn Phong: cũng đưa ra giải pháp: Nhà bỏ không nên cho người có
nhu cầu về ở và trả dần thì sẽ giải quyết được tồn kho và dần dần thu được vốn
đầu tư cho dự án mới.

Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường BĐS hiện nay? Mời bạn đọc Vland
cùng đưa ra những giải pháp giải cứu thị trường BĐS để hi vọng vực dậy thị
trường vào năm mới, 2013. Bạn đọc cũng có thể gửi những ý kiến bình luận, những
bài viết đưa ra ý kiến của mình trước những chính sách của Bộ xây dựng nhằm vực
lại thị trường đầy khó khăn này.
 
 Những ý kiến góp ý xác đáng, có hiệu quả sẽ được đăng tải trên trang bất động
sản Vland và được trả nhuận bút theo quy định. Các giải pháp hay, được độc giả
bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn của chuyên trang bất
động sản Vland.
 
 Thời gian bắt đầu diễn đàn từ ngày 18/12/2012 và kết thúc vào 30/1/2013.
 
 Kính mời độc giả tham gia đóng góp ý kiến để những chính sách sắp tới Bộ xây
dựng đưa ra sẽ được đông đảo phản hồi và sự đồng tình của người dân nhiều hơn.
 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: vland@vietnamnet.vn

 


Thu Phương
(Tổng hợp)

 



No comments:

Post a Comment