Wednesday, January 16, 2013

"Nhiệm vụ xây dựng rất là mệt!"

- Là ý kiến của ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói tại buổi tổng kết năm Bộ xây dựng sáng 16/1. Ông Hùng cũng đóng góp ý kiến với Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng "Nhà tái định cư (TĐC) là cưỡng ép người ta phải ở nhà không hợp hướng, vị trí, điện nước, chiều cao… Trong khi chất lượng nhà thấp"

Chấm dứt làm nhà tái định cư

Sáng 16/1 đã diễn ra hội nghị thực hiện nhiệm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 ngành Xây dựng.

Tổng kết lại năm 2012 đầy biến động của thị trường BĐS với nhiều khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho cao; tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đáng lo ngại…chưa có khả năng phục hồi, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; thực hiện có hiệu quả các Chương trình phát triển nhà ở quốc gia; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội phục vụ 8 nhóm đối tượng đã nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

Nhà ở xã hội được coi là phương thuốc "giải độc" cho thị trường BĐS trong thời gian tới. Nhiều kế sách được đưa ra trên cơ sở tạo dựng từ nhà ở xã hội.

thị trường, BĐS, doanh nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ trưởng, hiệp hội, giải cứu, tái định cư
Sáng 16/1 đã diễn ra hội nghị thực hiện nhiệm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 ngành Xây dựng.

Tuy nhiên bàn về vấn đề này ông Trần Ngọc Hùng nêu ý kiến: "Kiến nghị Bộ trưởng, với đô thị chấm dứt hiện tượng làm nhà TĐC, đền bù trực tiếp bằng tiền, để dân có tiền để tự lo nhà. Nhà TĐC là làm phân cấp rõ rệt tầng lớp. Nhà TĐC là cưỡng ép người ta phải ở nhà không hợp hướng, vị trí, điện nước, chiều cao… Trong khi chất lượng nhà thấp. Chúng tôi rất dị ứng với nhà TĐC".

Trao đổi với Vland ông Phạm Sỹ Liên – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng: "Cần phải thấy rằng, mục đích của chính sách TĐC không phải là xây nhà TĐC mà là tạo điều kiện cho những người trong diện thu hồi đất đáp ứng phục vụ các dự án được có nhà để ở theo những điều kiện phù hợp. Vì vậy, chúng ta phải có chính sách TĐC nhưng theo tôi không nên có loại nhà gọi là nhà TĐC".

Trong việc thực hiện chính sách về nhà TĐC trong thời gian đã nảy sinh không ít vấn đề. Việc đẩy mạnh trọng tâm phát triển trong thời gian tới để vực dậy thị trường là chính sách đúng tuy nhiên phải chăng cần có sự thay đổi trong vấn đề thực hiện. Mà sự thay đổi ấy cần phải bắt đầu ngay từ tư duy.

"Nhiệm vụ xây dựng rất mệt"

Những con số về tồn kho, nợ xấu BĐS là một trong những nút thắt khiến thị trường "nghẽn" trong suốt những năm qua. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất…đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trong năm 2013.

thị trường, BĐS, doanh nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ trưởng, hiệp hội, giải cứu, tái định cư
Thị trường BĐS 2013 vẫn còn rất nhiều khó khăn

Nêu lên kiến nghị thực hiện những nhiệm vụ trong năm 2013, ông Trần Ngọc Hùng cũng đề xuất: "Thời gian vừa qua, do phân cấp quá lớn cho địa phương, vì vậy do thả nổi thị trường, thiếu kiểm tra tổng hợp, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã cấp phép quá tràn lan các dự án không phù hợp với thị trường dẫn đến việc cung vượt cầu. Việc quy hoạch quá nhiều dự án là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Còn liên quan đến hệ thống lợi ích nhóm của người xin và người cho.

Đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu thêm loại dự án phải thu hồi. Việc này hết sức cấp bách. Nhưng tôi lo lắng về cách tổ chức điều hành.

Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì. Nhưng tôi cho rằng, nếu đưa cho địa phương mà Bộ không thẩm tra trực tiếp thì dẫn đến tình trạng kéo dài và dễ thoả hiệp vì chính địa phương cấp dự án và nhà đầu tư mất nhiều tiền của để xin dự án.

Trong khi chờ đợi sửa đổi đất đai, từ 2013, Bộ kiến nghị nhà nước, dừng cấp phép các dự án. Nhà nước đứng ra lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, thu hồi trực tiếp.

Giải pháp cho vay ưu đãi với người thu nhập thấp: Cần lâu dài, không phải chỉ năm 2013. Đây là vấn đề các nước trên thế giới đang thực hiện".

Thêm một năm 2012 đáng quên của thị trường BĐS, nhìn vào chặng đường trong thời gian tiếp theo phía trước vẫn còn quá nhiều những khó khăn mà ông Hùng cho rằng: "Nhiệm vụ xây dựng rất mệt". Và với những nỗ lực giải cứu hy vọng về năm 2013 vẫn còn đang ở phía trước.

Thu Lý- Hồng Khanh

 



No comments:

Post a Comment