Hội thảo khoa học "Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc" có ý nghĩa khẳng định rõ hơn vai trò của một vương triều, là cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn và bảo tồn các di tích, di vật có liên quan đến nhà Mạc trên đất Vĩnh Phúc, góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của triều đại nhà Mạc trong lịch sử dân tộc, đồng thời động viên, gắn kết chặt chẽ giữa các chi họ gốc Mạc. Nhà Mạc cùng với nhà Hồ, Tây Sơn đã từng bị các sử gia phong kiến đánh giá là những triều đại không chính thống. Theo quan điểm đổi mới, đây là 3 triều đại có những cải cách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại giao "thần phục giả vờ, độc lập thực sự" của nhà Mạc, song nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược cũng có thể coi là thành công.
Một di tích thành nhà Mạc.
Vĩnh Phúc là nơi có nhiều dấu tích của hậu duệ nhà Mạc với nhiều chi họ gốc Mạc khác nhau trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XVI và trong thập niên 80 của thế kỷ XVII. Qua nhiều cuộc khảo sát, điều tra, huyện Vĩnh Tường của Vĩnh Phúc được xem như là nơi có dấu tích của Hoàng đế Mạc Kính Vũ và mộ phần nhà Mạc khi mai danh ẩn tích.
Hội thảo khoa học đã thu hút hơn 40 bài viết, công trình nghiên cứu của các học giả nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước bổ sung các nguồn tư liệu liên quan đến nhà Mạc và dòng họ Mạc về các phương diện: văn hóa, mỹ thuật, văn hóa dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục, kinh tế, di tích, di vật địa phương; định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích; qua đó nhằm đánh giá công bằng hơn, xác đáng hơn những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử
No comments:
Post a Comment