Monday, December 31, 2012

Diện mạo giao thông thủ đô năm 2013. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Những điều ít biết về thủy điện Sơn La. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



2013 – Năm lạc quan của báo chí, bất động sản?

2013 – Năm lạc quan của báo chí, bất động sản?

Màn pháo hoa rực rỡ mừng năm mới 2013

Thế giới tưng bừng đón năm mới 2013

Năm Quý Tỵ, được các nhà phong thủy cho là năm biểu tượng cho lạc quan, cải cách, trong đó các ngành như nông nghiệp, báo chí và nhà đất phát triển, trong khi ngành tài chính và ô tô còn nhiều khó khăn.

Xem bói ở Hàn Quốc – Ảnh: KH.

Dựa vào các yếu tố trong vũ trụ gồm kim mộc thủy hỏa và thổ, các chuyên gia phong thủy tính toán những điều thuận và bất lợi của khách quan trong từng giai đoạn và đưa ra dự đoán. Thuật phong thủy rất thịnh hành ở phương Đông, và bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng việc xem phong thủy khá thịnh vào mỗi dịp đầu năm ở các cộng đồng người Á.

Năm 2013 là năm Tỵ, mệnh trường lưu thủy – một năm rắn mang khí âm, với nước ở trên và lửa ở dưới. Theo vòng tròn tương khắc, nước hủy diệt lửa, hai yếu tố này là xung khắc với nhau, dự báo cho một năm không yên ả với thế giới bởi sự thay đổi, cải cách hoặc những xung đột quốc tế, Raymond Lo, chuyên gia phong thủy Hong Kong, cho biết.

Rắn lại là con vật tượng trưng cho tháng 5 theo lịch phương tây, vì thế xung đột hoặc cải cách có thể bùng lên mạnh mẽ vào đầu hè. Ví dụ như những năm rắn trước đây như 1941 có sự kiện Trân Châu cảng, sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 hoặc vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.

Về bản thân loài rắn, đây là con vật biểu tượng cho dương khí, không chỉ mang trong mình ngọn lửa mạnh mẽ và còn sinh ra khí dương, kim loại dương, như một loại vũ khí. Do đó, không loại trừ sẽ xảy ra bạo lực, xung đột trong năm nay. Tuy nhiên, năm 2013, nguyên tố nước âm lại nổi lên trên, khiến mọi việc sẽ nhẹ nhàng và khiêm tốn hơn, vì thế xung đột có thể sẽ không khốc liệt như những năm 1941, 1989 hay 2001, theo nhà phong thủy nổi tiếng nhất Hong Kong Lo.

Kang Hong Kian, nhà phong thủy ở Indonesia, cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng trong năm rắn 2013 có sự tác động của cả yếu tố thủy và hỏa. Các yếu tố mạnh mẽ của nước và lửa có thể gây ra thiên tai nguy hiểm như lũ lụt và núi lửa.

Năm rắn được dự báo lạc quan hơn năm rồng.

Theo chiêm tinh học, rắn thuộc cung di, tượng trưng cho du lịch và thủy cũng là một yếu tố vượng cho giao thông và thông tin liên lạc. Năm thủy xà sẽ là năm thúc đẩy du lịch nhiều hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều tai nạn hơn, đáng sợ nhất là trên không và trên biển. Ngoài ra rắn cũng là một con vật có mình dài, tương tự như tàu hỏa, vì vậy đường sắt cũng cần dè chừng.

Về vấn đề kinh tế, theo ông Lo, thị trường chứng khoán trong năm nay sẽ phát đạt bởi yếu tố lửa thường thúc đẩy thị trường chứng khoán. Theo các nhà phong thủy học, có 5 yếu tố, thường gọi là hành, ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Những năm hỏa thường vui vẻ, năm thủy lo sợ, năm thổ thiền định, năm kim buồn bã và năm mộc tức giận. Ví dụ như những năm hỏa từng tạo ra sự lạc quan và thúc đẩy thị trường chứng khoán như năm 2006, 2007.

Nhưng những năm sau đó, nền kinh tế thế giới có phần trồi sụt theo sự lên xuống của nước, đất và gỗ. Trong năm thủy 2012, kinh tế thế giới giậm chân tại chỗ, đặc biệt là nửa cuối năm, vì hỏa khí lụi tàn. Nhưng đến năm 2013, con rắn lửa được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho thế giới và các nhà đầu tư sẽ lấy lại được sự tự tin nhờ vượng khí của chú rắn lửa. Vì vậy, đây có thể là một năm các hoạt động kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ rất tích cực, nhất là vào mùa xuân và mùa hè.

Hỏa khí mạnh mẽ của năm nay tạo ra tâm lý tích cực, lạc quan và khiến lượng mua vào tăng cao. Vượng khí tích cực sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2014 khi ngọn lửa mạnh mẽ hơn nữa được Giáp Ngọ mang đến.

Năm 2013 với hai yếu tố nước và lửa cũng được dự đoán tốt cho các ngành công nghiệp thuộc thổ và kim. Những ngành thuộc thổ ví dụ như bất động sản, khách sạn, bảo hiểm, những ngành thuộc kim như ngân hàng, cơ khí, máy móc, ô tô và các ngành công nghệ cao. Những ngành thuộc hành mộc cũng tốt trong năm hỏa ví dụ như thời trang, in ấn, báo chí, công nghệ môi trường. Những ngành thuộc thủy như tàu bè, giao thông cũng có sự tiến bộ.

Có ngành nghề không tốt lắm chính thuộc hỏa như năng lượng, tài chính, bởi hỏa gặp hỏa mang lại rất nhiều cạnh tranh và sức nóng quá lớn. Tuy nhiên, Hỏa Xà cũng là một đại diện của giải trí và vui vẻ, được cho là sẽ mang đến sự lãng mạn và thu hoạch cho các ngành công nghiệp như điện ảnh, giải trí, nhà hàng, ông Lo nói.

Còn nhà phong thủy Indonesia thì cho rằng lĩnh vực phát đạt nhất liên quan đến thổ tức là nông nghiệp, tài chính, tài sản và dịch vụ. Dịch vụ phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng có sự tiến bộ. Tuy nhiên, không thực sự thuận lợi cho các ngành kinh doanh liên quan đến hành kim ví dụ như công nghiệp ô tô.

Ngoài ra, theo y học Trung Quốc, nước mang tính âm là tượng trưng cho thận và hệ sinh sản. Năm rắn cũng là năm “quý tộc” trong số những năm mang mệnh thủy. Do đó, năm Quý Tỵ cũng là một năm tốt để sinh con.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng năng lượng phong thủy thay đổi theo từng năm, vì thế họ nhìn nhận sự phân bố năng lượng đó để dự đoán các điều thuận lợi và chuẩn bị đối phó những gì khó khăn. Họ cho rằng năm tới biểu tượng cho sự lạc quan, cải cách, sáng tạo và thịnh vượng.

Theo Vũ Hà – VNE



Những 'tiên đoán' cho bất động sản 2013. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Thị trường bất động sản: Thay đổi tích cực

Qua khảo sát cho thấy, hiện đất trong dự án Geleximco khoảng 30 – 32 triệu đồng/m2. Dự án Văn Phú (Hà Ðông) giá liền kề khoảng 40 – 45 triệu đồng/m2. Dự án Dương Nội khu A giá biệt thự khoảng 35-40 triệu đồng/m2.  Dự án Vân Canh hiện 35 – 38 triệu đồng/m2. Dự án Kim Chung – Di Trạch khoảng 25-28 triệu đồng/m2. Dự án Tân Tây Ðô khoảng 25-28 triệu đồng/m2… Ðại diện các trung tâm BÐS nhận xét, việc giá BÐS tiếp tục giảm mạnh càng tăng thêm tâm lý bất an cho giới đầu tư.    

Có thể thấy, trong hơn 20 năm qua, chưa khi nào thị trường bất động sản lại có sự giảm giá kéo dài như đợt này. Kể từ cuối năm 2011 đến nay, giá BÐS liên tục giảm mạnh 30 – 40%. Dự báo, giá BÐS có thể giảm thêm trong đầu năm 2013. Việc giảm giá BÐS tạo điều kiện để người có nhu cầu mua được nhà để ở. Và nhiều ý kiến cho rằng, đây là cơ hội tốt để người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm vừa ý, hợp túi tiền. Song, so với thu nhập trung bình và với các địa phương khác, thì giá nhà đất tại Hà Nội vẫn còn quá cao. Hiện tại, Công ty cổ phần Ðầu tư và Phát triển Ðất Xanh Hoàn Cầu đang mở bán sản phẩm tại dự án 4S Riverside Linh Ðông ven sông Sài Gòn với mức giá 12,5 triệu đồng/m2. Khi mua nhà, khách hàng được một số ngân hàng hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi. Một thông tin đáng chú ý khác, Công ty cổ phần Tấc Ðất Tấc Vàng đang chào bán 20 nền đất tại dự án Green River Villas với giá từ 2 triệu đồng/m2. Dự án tọa lạc tại Mỹ Phước 4, Bình Dương, do Công ty Becamex IJC làm chủ đầu tư. Những mức giá trên là niềm mơ ước của người có nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội.

Những khó khăn kéo dài trên thị trường BÐS kéo theo hệ lụy cho nhiều ngành nghề khác, như xi-măng, sắt thép, gạch, thị trường lao động… Nhiều đề xuất đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó chủ trương quan tâm đến nhu cầu nhà ở xã hội được nhiều chuyên gia đồng tình, ủng hộ. Trong buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BÐS trên địa bàn được chuyển đổi quỹ nhà ở thương mại sang nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhằm giảm giá bán, khơi thông đầu ra cho thị trường BÐS.

Ngay sau đó, ngày 27-12-2012, UBND thành phố Hà Nội đã có ý kiến về việc đồng ý chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở thu nhập thấp đối với dự án nằm trong Khu đô thị Trung Văn mở rộng, do Công ty cổ phần Ðầu tư – Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo thông tin chúng tôi có được, hiện nay, đã có nhiều chủ đầu tư xin điều chỉnh quỹ đất nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Ðây là tín hiệu tích cực cho thị trường BÐS trong tương lai.

Thực tế, tại thị trường Hà Nội, những dự án có căn hộ chào bán dưới 15 triệu đồng/m2 vẫn thu hút được rất nhiều khách hàng quan tâm, đặt mua. Nghĩa là, mấu chốt khiến thị trường “đóng băng” chính là quan hệ cung – cầu mất cân đối về cơ cấu căn hộ và mặt bằng giá cả. Vì vậy, để có thể tháo gỡ và đưa thị trường hoạt động theo đúng quy luật, chúng ta phải chủ động về mặt chính sách phát triển, như chủ động trong quy hoạch tạo ra quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội (cho thuê, cho thuê – mua, nhà ở giá rẻ) thay vì trích từ quỹ đất của các dự án thương mại như hiện nay. Nếu tiếp tục sử dụng một số phần trăm trong quỹ đất nhà ở thương mại để xây nhà xã hội, thì việc phát triển phân khúc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dự án thương mại. Cách tháo gỡ căn bản là phải tạo ra được nguồn cung dồi dào ở những phân khúc được người tiêu dùng quan tâm, mới mong thị trường BÐS phát triển ổn định, bền vững.



2013 – năm lạc quan của báo chí, bất động sản?

2013 – năm lạc quan của báo chí, bất động sản?

Màn pháo hoa rực rỡ mừng năm mới 2013

Thế giới tưng bừng đón năm mới 2013

Năm Quý Tỵ, được các nhà phong thủy cho là năm biểu tượng cho lạc quan, cải cách, trong đó các ngành như nông nghiệp, báo chí và nhà đất phát triển, trong khi ngành tài chính và ô tô còn nhiều khó khăn.

Xem bói ở Hàn Quốc – Ảnh: KH.

Dựa vào các yếu tố trong vũ trụ gồm kim mộc thủy hỏa và thổ, các chuyên gia phong thủy tính toán những điều thuận và bất lợi của khách quan trong từng giai đoạn và đưa ra dự đoán. Thuật phong thủy rất thịnh hành ở phương Đông, và bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng việc xem phong thủy khá thịnh vào mỗi dịp đầu năm ở các cộng đồng người Á.

Năm 2013 là năm Tỵ, mệnh trường lưu thủy – một năm rắn mang khí âm, với nước ở trên và lửa ở dưới. Theo vòng tròn tương khắc, nước hủy diệt lửa, hai yếu tố này là xung khắc với nhau, dự báo cho một năm không yên ả với thế giới bởi sự thay đổi, cải cách hoặc những xung đột quốc tế, Raymond Lo, chuyên gia phong thủy Hong Kong, cho biết.

Rắn lại là con vật tượng trưng cho tháng 5 theo lịch phương tây, vì thế xung đột hoặc cải cách có thể bùng lên mạnh mẽ vào đầu hè. Ví dụ như những năm rắn trước đây như 1941 có sự kiện Trân Châu cảng, sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 hoặc vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.

Về bản thân loài rắn, đây là con vật biểu tượng cho dương khí, không chỉ mang trong mình ngọn lửa mạnh mẽ và còn sinh ra khí dương, kim loại dương, như một loại vũ khí. Do đó, không loại trừ sẽ xảy ra bạo lực, xung đột trong năm nay. Tuy nhiên, năm 2013, nguyên tố nước âm lại nổi lên trên, khiến mọi việc sẽ nhẹ nhàng và khiêm tốn hơn, vì thế xung đột có thể sẽ không khốc liệt như những năm 1941, 1989 hay 2001, theo nhà phong thủy nổi tiếng nhất Hong Kong Lo.

Kang Hong Kian, nhà phong thủy ở Indonesia, cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng trong năm rắn 2013 có sự tác động của cả yếu tố thủy và hỏa. Các yếu tố mạnh mẽ của nước và lửa có thể gây ra thiên tai nguy hiểm như lũ lụt và núi lửa.

Năm rắn được dự báo lạc quan hơn năm rồng.

Theo chiêm tinh học, rắn thuộc cung di, tượng trưng cho du lịch và thủy cũng là một yếu tố vượng cho giao thông và thông tin liên lạc. Năm thủy xà sẽ là năm thúc đẩy du lịch nhiều hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều tai nạn hơn, đáng sợ nhất là trên không và trên biển. Ngoài ra rắn cũng là một con vật có mình dài, tương tự như tàu hỏa, vì vậy đường sắt cũng cần dè chừng.

Về vấn đề kinh tế, theo ông Lo, thị trường chứng khoán trong năm nay sẽ phát đạt bởi yếu tố lửa thường thúc đẩy thị trường chứng khoán. Theo các nhà phong thủy học, có 5 yếu tố, thường gọi là hành, ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Những năm hỏa thường vui vẻ, năm thủy lo sợ, năm thổ thiền định, năm kim buồn bã và năm mộc tức giận. Ví dụ như những năm hỏa từng tạo ra sự lạc quan và thúc đẩy thị trường chứng khoán như năm 2006, 2007.

Nhưng những năm sau đó, nền kinh tế thế giới có phần trồi sụt theo sự lên xuống của nước, đất và gỗ. Trong năm thủy 2012, kinh tế thế giới giậm chân tại chỗ, đặc biệt là nửa cuối năm, vì hỏa khí lụi tàn. Nhưng đến năm 2013, con rắn lửa được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho thế giới và các nhà đầu tư sẽ lấy lại được sự tự tin nhờ vượng khí của chú rắn lửa. Vì vậy, đây có thể là một năm các hoạt động kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ rất tích cực, nhất là vào mùa xuân và mùa hè.

Hỏa khí mạnh mẽ của năm nay tạo ra tâm lý tích cực, lạc quan và khiến lượng mua vào tăng cao. Vượng khí tích cực sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2014 khi ngọn lửa mạnh mẽ hơn nữa được Giáp Ngọ mang đến.

Năm 2013 với hai yếu tố nước và lửa cũng được dự đoán tốt cho các ngành công nghiệp thuộc thổ và kim. Những ngành thuộc thổ ví dụ như bất động sản, khách sạn, bảo hiểm, những ngành thuộc kim như ngân hàng, cơ khí, máy móc, ô tô và các ngành công nghệ cao. Những ngành thuộc hành mộc cũng tốt trong năm hỏa ví dụ như thời trang, in ấn, báo chí, công nghệ môi trường. Những ngành thuộc thủy như tàu bè, giao thông cũng có sự tiến bộ.

Có ngành nghề không tốt lắm chính thuộc hỏa như năng lượng, tài chính, bởi hỏa gặp hỏa mang lại rất nhiều cạnh tranh và sức nóng quá lớn. Tuy nhiên, Hỏa Xà cũng là một đại diện của giải trí và vui vẻ, được cho là sẽ mang đến sự lãng mạn và thu hoạch cho các ngành công nghiệp như điện ảnh, giải trí, nhà hàng, ông Lo nói.

Còn nhà phong thủy Indonesia thì cho rằng lĩnh vực phát đạt nhất liên quan đến thổ tức là nông nghiệp, tài chính, tài sản và dịch vụ. Dịch vụ phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng có sự tiến bộ. Tuy nhiên, không thực sự thuận lợi cho các ngành kinh doanh liên quan đến hành kim ví dụ như công nghiệp ô tô.

Ngoài ra, theo y học Trung Quốc, nước mang tính âm là tượng trưng cho thận và hệ sinh sản. Năm rắn cũng là năm “quý tộc” trong số những năm mang mệnh thủy. Do đó, năm Quý Tỵ cũng là một năm tốt để sinh con.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng năng lượng phong thủy thay đổi theo từng năm, vì thế họ nhìn nhận sự phân bố năng lượng đó để dự đoán các điều thuận lợi và chuẩn bị đối phó những gì khó khăn. Họ cho rằng năm tới biểu tượng cho sự lạc quan, cải cách, sáng tạo và thịnh vượng.

Theo Vũ Hà – VNE



Bất động sản VN khó phục hồi năm sau

Bất động sản Việt Nam đóng băng nặng nề trong năm 2012

Thị trường bất động sản Việt Nam đã rơi vào bế tắc trong vòng 5 năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2012, và đến giờ vẫn không có tin hiệu phục hồi trong năm tới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nhận xét.

“Nếu chính phủ không can thiệp hợp lý và kịp thời, thị trường bất động sản sẽ còn thiệt hại nặng hơn nữa,” một giám đốc công ty bất động sản giấu tên nói với Tân Hoa Xã.

Vị giám đốc này đã từng làm việc trong một công ty bất động sản và môi giới từ năm 1989. Đã từng có thời điểm công ty này có đến 600 nhân viên, nhưng cho đến bây giờ chỉ còn lại 60.

“Tôi phải giảm số lượng nhân viên xuống mức thấp nhất có thể để giúp cải thiện ngân sách trong tình hình gay go và môi trường cạnh tranh hiện nay,” vị giám đốc này nói.

Ông cho biết, trong năm 2012, mức thưởng nhân viên của công ty chỉ bằng một tháng lương, so với ba tháng lương như những năm trước.

“Tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Những năm trước lợi nhuận có thể lên đến 200 tỷ đồng/năm. Con số bây giờ chỉ bằng một phần mười như vậy,” ông nói.

Nguy cơ vỡ bong bóng

Trong bối cảnh u ám của kinh tế trong nước, các kênh đầu tư trong đó có thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ bị ảnh hưởng

Lê Đạt Chí, chủ nhiệm khoa Đầu tư Tài chính trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Một vài năm trước, ngành bất động sản được cho là hình thức kinh doanh tạo lợi nhuận tốt nhất ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản đình trệ theo nền kinh tế, nhiều căn hộ và nhà bị tồn đọng trong lúc giới đầu tư bị thua lỗ.

Bất chấp việc nhà phải hạ giá xuống mức thấp kỷ lục, doanh số tiếp tục giảm.

Giá nhà ở Việt Nam đã từng nằm trong danh sách đắt nhất thế giới. Trong năm 2011, thu nhập người Việt Nam xếp thứ 120, trong khi giá nhà tại đây xếp thứ 20 trên toàn cầu.

Giới phân tích lo ngại rằng bong bóng bất động sản của Việt Nam sẽ vỡ nếu chính phủ nước này không tiến hành các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Một nhà phân tích cho rằng chính phủ Việt Nam có thể tung gói kích cầu để hỗ trợ những mảng chính của nền kinh tế, trong đó có bất động sản.

“Ngoài gói kích cầu, những chính sách, điều luật mềm dẻo hơn đối với ngành bất động sản cũng có thể giúp giới đầu tư hoạch định lại kế hoạch kinh doanh,” chuyên gia này nói. Người này cũng nói thêm việc hạ thuế thuê đất cho nhà đầu tư cũng là một bước đi quan trọng.

Theo ông này, việc sở hữu vốn dự trữ là một vấn đề lớn đối với giới đầu tư bất động sản, nhất là khi những người này phần lớn phải vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh. Chỉ những người có vốn dự trữ đủ mạnh mới có thể tồn tại trong thời điểm hiện tại.

Nhu cầu từ thu nhập

Ngân hàng Nhà nước đã cắt lãi suất 6 lần trong năm nay

Ở Việt Nam hiện nay, loại nhà xã hội đang bán khá chạy vì các hộ thu nhập trung bình có thể đủ sức mua nhờ lãi suất thấp. Tuy nhiên điều này vẫn không đủ để giải quyết hàng tồn kho trong ngành bất động sản.

Nguyễn Khánh Phương, giám đốc một công ty chuyển khoản bất động sản ở Hà Nội, tự nhận mình là một người ‘may mắn’ trong phỏng vấn với Tân Hoa Xã, khi cho rằng doanh nghiệp của mình kinh doanh ‘tạm ổn’ trong năm nay, bất chấp nhiều khó khăn.

“Chúng tôi phải tổ chức lại kế hoạch kinh doanh để thích nghi với sự bất ổn của thị trường và đáp ứng nhu cầu của người mua,” bà Phương nói.

“Khách hàng đến từ nhiều tầng lớp, với các mức thu nhập khác nhau, và chúng tôi phải cố gắng để đáp ứng tất cả mọi người.”

Hà My và chồng của cô là một trong những khách hàng của bà Phương, người đã mua một căn hộ cao cấp tại Golden Palace trong khu dự án mới mở ở Mỹ Đình, Hà Nội. Dự án này được dự định sẽ hoàn thành vào năm 2014.

Cặp vợ chồng độ tuổi 30 này hiện làm việc cho công ty nước ngoài hơn mười năm và căn hộ họ mua rộng khoảng 100 mét vuông.

Căn hộ, với giá 32 triệu đồng/mét vuông, được bán cho cặp vợ chồng này theo quy định 30% đặt cọc, 70% còn lại được trả lúc giao nhà.

“Những khách hàng của tôi, như My và chồng của cô là không hiếm. Họ mua nhà để ở nhờ vay tiền ngân hàng. Tôi hy vọng có thể bán thêm nhà, tuy nhiên tôi nghĩ thị trường bất động sản của Việt Nam chỉ có thể thực sự phục hồi trong năm 2014 và thực sự tăng trưởng trở lại trong năm 2015,” bà Phương nói.

Thống kê ảm đạm

Những thống kê chính thức cho thấy trong quý ba năm 2013, doanh thu của các doanh nghiệp có tên trên sàn chứng khoán giảm khoảng 20-25%, trong khi lợi nhuận thường niên giảm 35-40%.

Lê Đạt Chí, chủ nhiệm khoa Đầu tư Tài chính của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói trong bối cảnh bất lợi vì khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như các nguồn vốn hạn hẹp trong nước, giới đầu tư không thể hy vọng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nếu thiếu gói kích cầu tư chính phủ cho khu vực bất động sản.

“Trong bối cảnh u ám của kinh tế trong nước, các kênh đầu tư trong đó có thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ bị ảnh hưởng,” ông nói.



Thích trên cao, ngại chui xuống đất?. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Doanh nghiệp bất động sản chạy tiền thưởng Tết. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Nghịch lý căn hộ tái định cư bị bỏ hoang


 

Trong khi người dân rất khó khăn về nhà ở thì hàng năm, Hà Nội vẫn bỏ trống hàng nghìn căn hộ, vốn được dành để bố trí tái định cư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để.

Trả lời câu hỏi của Ban Pháp chế (HĐND thành phố Hà Nội) về tình trạng bỏ trống 2.056 căn hộ tái định cư (TĐC), UBND thành phố Hà Nội cho biết, có rất nhiều lý do dẫn tới thực trạng này.

Theo tổng hợp mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đã hoàn thành 149 tòa nhà chung cư với 12.109 căn hộ phục vụ TĐC. Hiện nay, thành phố đang tiếp tục triển khai 53 dự án với quy mô 14.310 căn hộ TĐC. Tuy nhiên, số căn hộ đã có người sử dụng chỉ đạt 10.465 căn hộ. Theo Sở Xây dựng, số căn hộ còn lại đã bố trí cho các dự án trên địa bàn, trong đó, ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều không dùng hết số căn hộ này.

Đơn cử, dự án đường vành đai I (Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái) – 150 căn hộ tại khu Nam Trung Yên; dự án Cầu Nhật Tân – 500 căn tại nhà CT13-CT14 Nam Thăng Long, quận Tây Hồ mới bố trí cho dân vào ở 290 căn; dự án đường vành đai I (Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu) – 400 căn hộ, quận Đống Đa mới bố trí cho 50 hộ gia đình nhận nhà; dự án đường vành đai II, đoạn Cầu Nhận Tân – nút giao Cầu Giấy – 150 căn tại nhà CT13-CT14 Nam Thăng Long, quận Tây Hồ mới đang tổ chức cho các hộ bắt thăm, chưa có người ở; dự án đường 2,5 quận Hoàng Mai – 426 căn hộ, mới cho dân vào ở 300 căn. Như vậy, trên lý thuyết, dù quỹ nhà TĐC cơ bản đã dùng hết nhưng thực tế đưa vào sử dụng lại rất thấp vì GPMB ách tắc.

Theo giải trình của UBND thành phố Hà Nội, quy định tại Nghị định 197/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ, trước khi tiến hành GPMB, phải công bố công khai quỹ nhà TĐC và giá bán nhà TĐC cho các hộ dân. Do vậy, với các dự án lớn, việc chuẩn bị đủ quỹ nhà TĐC để công bố công khai trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là một khó khăn lớn đối với Hà Nội. Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện GPMB của một số dự án trọng điểm còn chậm so với kế hoạch nên rất nhiều căn hộ TĐC đã giới thiệu cho các chủ đầu tư nhưng không được đưa vào khai thác sử dụng.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, các quận huyện, chủ đầu tư đăng ký nhu cầu sử dụng quỹ nhà TĐC rất lớn, mỗi năm trung bình khoảng 3.000 đến 4.000 căn hộ. Tuy nhiên, qua theo dõi, các dự án của thành phố mỗi năm chỉ sử dụng từ 1.000 đến 2.000 căn hộ, dẫn đến các căn hộ bố trí theo kế hoạch nhưng sử dụng không hiệu quả. Số lượng căn hộ bỏ trống, luôn trong tình trạng phải chờ người đến ở thường lên tới hàng nghìn căn.

Về hướng giải quyết tình trạng nhà bỏ không, rất lãng phí, UBND thành phố cho biết, thành phố đã yêu cầu Ban Chỉ đạo GPMB rà soát tiến độ thực hiện GPMB của các dự án để cân đối bố trí quỹ nhà cho phù hợp, tránh hiện tượng nơi đã được bố trí quỹ nhà TĐC nhưng chưa sử dụng, nơi thiếu quỹ nhà TĐC để bố trí.

Thành phố cũng chỉ đạo điều hành linh hoạt đối với quỹ nhà ở TĐC đã hoàn thành. Các dự án sau 12 tháng đã được bố trí quỹ nhà mà chưa sử dụng thì thành phố sẽ xem xét điều chuyển cho dự án khác. Thành phố cũng sẽ rà soát, xem xét điều chỉnh chính sách TĐC, theo hướng bồi thường giá đất cho người bị thu hồi đất sát với giá thị trường, các hộ dân cũng mua nhà TĐC sát với giá thị trường. Đặc biệt, sẽ tạo điều kiện để người dân chủ động lựa chọn mua nhà thuộc quỹ nhà TĐC do nhà nước xây dựng hoặc mua nhà ở kinh doanh tại các dự án trên địa bàn.

Mới đây, trong nhóm giải pháp nhằm cứu thị trường bất động sản, Chính phủ đã đưa ra phương án cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà TĐC, nhà ở xã hội để bán, cho thuê đối với người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức… đang có nhu cầu và phù hợp quy hoạch. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, một số doanh nghiệp đã có sẵn quỹ nhà cũng đang "chào hàng" thành phố. Tuy vậy, muốn mua được nhà cũng phải có quy chế chứ không thể nói mua là có thể giao dịch ngay.

Đây cũng là một lối thoát cho nỗi lo thiếu hụt nghiêm trọng nhà TĐC ở Hà Nội. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề vẫn là công tác điều hành. Nếu vẫn còn những chủ đầu tư chỉ biết "ôm" vào hàng trăm căn hộ rồi… để không từ năm này qua năm khác thì tình trạng nhà TĐC bỏ trống ở Hà Nội chưa thể chấm dứt.

(theo ANTĐ)



Người mua nhà vẫn khó vay tiền lãi suất thấp

(VnMedia)Việc hạ lãi suất cho vay mua nhà đã khiến nhiều người dân khấp khởi mừng thầm tuy nhiên trên thực tế để vay được tiền với mức lãi suất như các ngân hàng niêm yết là điều cực kỳ khó.

Cuối tháng 12 vừa qua, tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với UBND TPHCM, Hà Nội cùng các nhiều Bộ ban ngành liên quan để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra trong đó đáng chú ý gói giải pháp mà Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra. Đó là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người mua nhà ở mức 7-8%/năm. Đồng thời, trước năm ngân hàng sẽ tung khoảng 20-40 ngàn tỷ đồng để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi trong vòng 10 năm.

Trước thông tin này, nhiều người dân đang có nhu cầu mua nhà ở rất mừng tuy nhiên họ còn nhiều băn khoăn. PV đã ghi nhận nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

Chị Nguyễn Thanh Vân  (Cán bộ hưu trí, Định Công, Hà Nội): Nếu ngân hàng nhà nước thực hiện được cam kết kéo mức lãi suất cho vay mua nhà xuống còn 7-8%/năm thì gia đình tôi sẽ quyết định vay để mua nhà. Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là mức lãi suất trên sẽ được ổn định trong thời gian là bao lâu là điều vẫn chưa được các ngân hàng nói tới. Bởi nếu mức lãi suấy này chỉ cố định trong vài tháng rồi sau đó thả nổi theo thị trường như cách mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng thì rủi ro vẫn rất cao cho người mua nhà nhất là khi lãi suất thả nổi đã có thời điểm lên tới 20%/năm khiến người mua nhà đã phải bán tháo nhà vì không có đủ tiền để trả lãi.

Tôi cho rằng, mức lãi suất 7-8%/năm là hợp lý nhưng phải cố định mức lãi suất này trong vòng 1-2 năm. Chứ cứ 3-4 tháng lại điều chỉnh thì việc vay vốn ngân hàng là rất mạo hiểm.

Anh Nguyễn Anh Tuấn (nhân viên công ty Rượu Hà Nội): Thực tế thì đúng là hiện nay ngân hàng đã mở hầu bao cho vay mua nhà. Đến chi nhánh của bất cứ một ngân hàng nào, thay vì bị từ chối thẳng thừng như trước, tôi được nhân viên tín dụng hay nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân niềm nở dành cả giờ đồng hồ để tư vấn, giới thiệu. Thế nhưng, để vay được vốn mua nhà không dễ, bởi dù chứng minh được tài sản thế chấp đảm bảo, chứng minh được nguồn thu nhập hàng tháng, tôi vẫn không thể vay vốn mua nhà; hoặc nếu có thể vay vốn, tôi cũng chỉ vay được một khoản khiêm tốn dưới dạng hợp đồng vay tiêu dùng với lãi suất rất cao.

Tại ngân hàng V, sau khi nghe nguyện vọng muốn được vay vốn mua nhà và muốn thế chấp chính căn hộ sắp mua để vay vốn, nhân viên ngân hàng cho biết, tôi không thể thế chấp vay tiền bằng căn hộ tại một dự án sắp hoàn thiện, vì đó vẫn là tài sản hình thành trong tương lai do căn hộ chưa có sổ đỏ. Vì thế, muốn vay tiền, tôi cần phải thế chấp bằng tài sản có sổ đỏ khác như nhà, đất của bố mẹ hoặc bất kỳ ai đứng ra bảo đảm.

Sau khi cam kết chắc chắn có tài sản bảo đảm, số tiền tôi được vay còn phụ thuộc vào tổng thu nhập của gia đình được chứng minh qua giao dịch ngân hàng. Với tổng thu nhập khai báo của gia đình lên tới trên 20 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ mình sẽ vay được lượng vốn kha khá để bù đắp khoản còn thiếu hụt để mua nhà. Tuy nhiên, khi nghe đến số tiền có thể vay được chỉ từ 200 – 300 triệu đồng, tỏ thái độ rất thất vọng và thuyết phục nhân viên này tính toán lại, hoặc có thể mách "cơ chế" nào khác để tôi vay được vốn mua nhà. Sau một hồi tính toán, nhân viên tín dụng này cho biết, hạn mức vay của tôi được nâng lên hơn 400 triệu đồng, tuy nhiên, nếu vay tiền, tôi phải chấp nhận mức lãi suất 17%/năm. Trong đó, lãi suất 15% ghi trên hợp đồng và 2% lãi suất còn lại được ghi dưới dạng quản lý tài sản. Như vậy, với tiêu chí này, việc vay vốn của tôi tại V cũng trở nên bất khả thi.

Anh Nguyễn Văn Chính (Công ty CP phần mềm MIT): Nhà chỉ 500 triệu đồng thì sẽ mua.

Nếu giá nhà vẫn 700 triệu đến 1 tỉ đồng/căn hộ thì chắc chắn có lãi suất 7-8%/ năm chúng tôi cũng chả dám mơ là mua được. Với thu nhập của hai vợ chồng là 15 triệu đồng/tháng, ngoài chi tiêu nhu cầu thiết yếu khác, chúng tôi dành dụm cả năm năm trời mới được 300 triệu đồng. Nay để mua được nhà mà chúng tôi phải vay 500-700 triệu đồng dù lãi suất có ưu đãi nữa thì cũng thấy quá sức của mình.

Chị Lê Vân Khánh (Giáo viên trường Trung cấp nghề Đông Anh): Lãi suất rẻ, thời hạn vay là bao nhiêu.

Mỗi tháng, thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng/tháng cộng với tiền đi làm thêm ở ngoài, tôi vẫn không tài nào đủ tiền để mua một căn hộ có giá tầm 800 triệu đến 1 tỉ đồng. Tôi đã tìm các dự án chung cư ở các quận xa nội đô nhưng giá nhà vẫn cao ngất ngưởng so với túi tiền. Trước đây tôi cũng định vay khoảng 500-600 triệu để mua nhà, nhưng sau đó dừng lại vì lãi suất quá cao. Nếu lãi suất ưu đãi còn 5-7%/năm như dự kiến, có lẽ tôi cũng sẽ tìm mua một căn hộ, tiền thuê nhà sẽ được dùng cho việc trả lãi. Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc liệu khi chính sách đưa ra giá nhà có bị đẩy lên? Lãi suất có ổn định hay chỉ "mồi chài" ban đầu?

Chị Nguyễn Chi Lan (Cán bộ thuế Hà Nội), sau một thời gian dài thị trường bất động sản giảm mạnh, tôi quyết định mua nhà thời điểm này tuy nhiên do còn thiếu khoảng 600 triệu đồng vì vậy tôi làm thủ tục vay ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất công bố 12%/năm nhưng trên thực tế cộng cả các khoản phí, lệ phí lãi suất thực trả vẫn là 16%/năm. Với mức lãi suất này, mỗi tháng tôi phải trả riêng tiền lãi tới gần chục triệu đồng trong khi tổng thu nhập hai vợ chồng được 20 triệu đồng/tháng thì không còn tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày nữa.

Anh Đào



Xóa 17 trạm thu phí từ 1/1/2013. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Doanh nghiệp bất động sản chạy tiền thưởng Tết

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và TP.HCM đã lên tới 70.000 căn hộ. Nếu mức giá là 1,5 tỉ đồng/căn thì tổng số vốn đọng trong bất động sản tồn đọng lên tới 100.000 tỉ đồng.

Còn theo số liệu thống kê của hơn 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của họ. Cá biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng bất động sản tồn kho chiếm đến 70 – 90% tổng giá trị tài sản.

Doanh nghiệp bất động sản chạy tiền thưởng Tết

Hơn nữa, trong tình cảnh hàng tồn kho nhiều, sức mua kém đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh chạy lương bây giờ thêm gánh nặng thưởng Tết. Với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, họ đang phải "giật gấu vá vai" để lo được cho nhân viên thêm tháng lương thứ 13 ăn Tết. Một số doanh nghiệp thì đang lo lắng đi "xin cơ cấu lại nợ" nên không còn tâm trí nào lo thưởng Tết cho nhân viên.

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, như những năm thị trường còn sôi động, công ty có thể thường 2 – 3 tháng lương thì với tình hình kinh doanh của năm nay, việc lo được một 1 tháng lương để thưởng tết cho nhân viên đã là những nỗ lực hết sức của công ty. Đây là năm thứ hai Công ty địa ốc Đất Lành phải liệu cơm gắp mắm và chỉ có thể dành được 1 tháng lương để thưởng Tết cho nhân viên.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Lê Thành cũng đã tiết lộ, thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp giảm 50% so với năm ngoái và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho biết, dù doanh thu sụt giảm nhưng công ty vẫn phải gồng gánh lo thưởng cho 500 nhân viên.

Tại TP.HCM, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, phải đến giữa tháng 1/2013, đơn vị mới tính đến thưởng Tết cho cán bộ. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Đức, mức thưởng Tết năm nay sẽ giữ nguyên như năm ngoái.

Có lẽ Công ty địa ốc Đất Lành và Lê Thành hay Hoàng Anh Gia Lai còn được xem là đơn vị "khá khẩm" trong giới kinh doanh bất động sản bởi cho đến cuối quý IV/2012, có doanh nghiệp còn bù đầu xoay sở lo chưa xong tiền lương cuối năm.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thuộc khối nhà nước cũng không ở trong tình cảnh sáng sủa khi có đơn vị nợ nhân viên từ 4 – 6 tháng lương. Anh Vũ Văn Thắng (quên Hà Nam) cho biết, anh vừa xin nghỉ việc ở một công ty xây dựng thuộc khối Nhà nước trên đường Giải Phóng để ra mở cửa hàng bán cơm bình dân. "Công ty nợ lương chúng tôi đã mấy tháng nay và nhiều khả năng không thể thanh toán hết tiền lương cho nhân viên trước Tết âm lịch. Trong tình cảnh "bi đát" mà hầu hết các đơn vị bất động sản, xây dựng đang lâm phải, có vác đơn đi xin việc ở đâu cũng vậy, có lẽ ra kinh doanh ngoài còn có đồng ra, đồng vào" – anh Thắng cho biết.

Có lẽ, rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười là các nhân viên của một sàn giao dịch bất động sản trên phố Kim Mã khi sếp quyết định chuyển khoản thưởng Tết bằng tiền mặt sang ngày nghỉ phép.

Sau khi Techcombank gửi tâm thư không thưởng Tết, một loạt các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng gặp khó khăn trong năm 2012 cũng mạnh dạn thông báo không thưởng Tết cho nhân viên.

Có lẽ trong bối cảnh thưởng Tết hiu hắt và ảm đạm của nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thì con số mà bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Kim Oanh (Bến Cát, Bình Dương) đưa ra khiến mọi người "sốc". Theo báo cáo doanh thu của Công ty, năm 2012, doanh nghiệp đã bán 8 dự án với gần 3.000 sản phẩm đất nền khiến lợi nhuận tăng lên so với năm ngoái nên công ty dự trù trích 5-7 tỷ đồng lo thưởng Tết.



Sửa nhà đón năm mới. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



TPHCM: Những công trình hạ tầng lớn nhất năm 2012

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



'Bộ não điện tử' duy trì đường hầm Hải Vân. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



Bất động sản 2012 - bức tranh màu xám

Bất động sản 2012 – bức tranh màu xám

Dùng vốn ưu đãi để ‘phá băng’ BĐS?
Công bố bảng giá đất TPHCM năm 2013

Thị trường đóng băng khiến nhiều doanh nghiệp rút lui, kéo theo đó là những đợt giảm giá mạnh để thu hồi vốn. Khó khăn cũng thổi bùng những tranh chấp, khiếu kiện khi dự án chậm tiến độ hoặc hoãn vô thời hạn.

Nhiều dự án buộc phải giảm giá do thị trường địa ốc ế ẩm. Ảnh: Hoàng Lan.

1. Ngân hàng thôn tính bất động sản

Thị trường bất động sản năm nay chứng kiến nhiều cơn sóng ngầm đổi chủ dự án, từ tay các con nợ ngắc ngoải buộc phải dần sang nhượng cho ngân hàng. Tiêu biểu như dự án trung tâm thương mại trên mảnh đất 1.200 m2 tại phố Cửa Nam (Hà Nội), phải làm thủ tục chuyển đổi cho một ngân hàng. Khu nghỉ dưỡng nổi tiếng miền Trung từ đầu hè này cũng đã về tay ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội.

Không chỉ mua lại dự án thông qua xử lý tài sản thế chấp, các ngân hàng cũng tăng cường rót vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp bất động sản. Ngân hàng Việt Á đạt thỏa thuận mua lại 11% cổ phần của Tập đoàn Đất Xanh. Đổi lại, VietABank sẽ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng của Đất Xanh nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính cho người có nhu cầu mua nhà đất. Thị trường ế ẩm dẫn đến nhiều dự án không bán được nhà, chủ đầu tư buộc phải phải bán lỗ đến 40% cho nhà băng. Không còn tiền trả ngân hàng nên doanh nghiệp “ngậm đắng nuốt cay” đành mất khối tài sản đã thế chấp.

2. Các dự án “khủng” rầm rộ khởi công

Nửa đầu năm 2012 thị trường bất động sản chứng kiến không ít dự án có vốn đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD được động thổ. Mở màn là Tập đoàn Bitexco động thổ dự án hạng sang The One với vốn đầu tư 500 triệu USD hồi tháng 4. Tiếp đến là tháng 11, Tập đoàn Tokyu (Nhật) quyết định động thổ giai đoạn 1 của dự án đô thị 1,2 tỷ USD tại Bình Dương.

Dự án Tây Hồ Tây (Starlake) động thổ hồi giữa tháng 11 với số vốn lên tới 2,5 tỷ đôla, tăng gấp 8 lần số vốn dự kiến của thời điểm cấp phép đầu tư năm 2006. Đây có thể coi là những cú ngược dòng ngoạn mục của năm 2012 khi các dự án vốn đầu tư khủng vẫn đi vào tâm bão trong bối cảnh thị trường địa ốc án binh bất động vì khát vốn và sức mua cực thấp.

3. Nhà giá rẻ ồ ạt bung hàng

Trong khi thị phần căn hộ cao cấp ở cả 2 miền Bắc – Nam đều rơi vào trạng thái ảm đạm thì năm 2012 lại là thời của nhà giá rẻ. Nhà 300-700 triệu đồng được hàng loạt chủ đầu tư ồ ạt bung hàng. Tại TP HCM, dự án Ehome 3 Tây Sài Gòn tuyên bố bán căn hộ 2 phòng ngủ 615 triệu đồng, tiếp đến Sun View 3 cũng chào hàng 614 triệu đồng một căn hộ. Cheery 3 Apartment cũng treo giá thấp nhất 625 triệu đồng một căn. Chung cư Khang Gia Gò Vấp có giá mềm hơn, thấp nhất 537 triệu đồng một căn hộ…

Tại Nha Trang, chủ đầu tư dự án Vĩnh Điềm Trung đã chia đôi căn hộ bán với giá “sốc” từ gần 300 triệu đồng đến 700 triệu đồng mỗi căn (đã bao gồm VAT). Cuối tháng 6, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, tại một sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội gây xôn xao thị trường khi có tới hàng trăm người đã đi mua căn hộ 600 triệu đồng của một dự án chung cư thuộc huyện Thanh Trì. Giới chuyên gia đánh giá, căn hộ có giá rẻ đã hâm nóng thị trường địa ốc khi nhà chung cư cao cấp đang dần rơi vào trạng thái đóng băng.

4. Ồ ạt bán tháo, giảm giá căn hộ

Tại TP HCM, đầu tiên là nhà đầu tư thứ cấp An Bình Land, Đại Tín Á Châu bán tháo căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2) với mức giảm giá 30% so với cách đây 3 năm. Kế đến là Sàn giao dịch Nhịp cầu địa ốc bán căn hộ Carina (quận 8) giảm giá 20% so với giá chủ đầu tư công bố. Cuối quý III đầu quý IV, Công ty Quốc Cường Gia Lai áp dụng 2 chính sách bán tháo cho dự án Giai Việt quận 8 như bán si chiết khấu cao và bán lẻ với mức giảm từ 21 triệu đồng xuống còn 15,1 triệu đồng mỗi m2.

Tại Hà Nội, đầu tháng 10 chủ đầu tư Dự án FLC Landmark Tower thông báo đấu giá công khai căn hộ mà khách hàng chưa thanh toán và nhận bàn giao nhà. Tiếp đến Công ty cổ phần địa ốc Dầu khí (PVL) công bố thông tin bán đấu giá dự án Petrovietnam Green House với mức khởi điểm 51 tỷ đồng. Hàng loạt dự án cao cấp như Mandarin Garden từ 45 triệu đồng mỗi m2 giảm xuống 38 triệu, dự ánThe Pride từ 25-27 triệu đồng còn 18-19 triệu đồng mỗi m2. Giới chuyên gia nhận định giảm giá bán là cách làm thông minh nhằm ổn định dòng tiền trong bối cảnh thị trường khó khăn. Để phù hợp với nhu cầu thị trường và kích cầu, chủ đầu tư sẽ phải bớt lãi thậm chí chấp nhận lỗ.

Dự án An Điền chậm tiến độ bị khách hàng đòi tiền. Ảnh: Kiên Cường.

5. Bùng nổ tranh chấp, kiện cáo nhà đất

Năm 2012 TP HCM và Hà Nội chứng kiến nhiều vụ tranh chấp, kiện cáo nhà đất của người mua nhà. Điển hình là vụ khách mua căn hộ Good House (TP HCM) phát loa đòi nhà hồi cuối tháng 8 vì Công ty Lê Minh M.C (chủ đầu tư) không đủ tiền hoàn thiện. Kế đến là nhiều trường hợp người mua căn hộ Ngọc Phương Nam, đường Âu Dương Lân đòi lại tiền do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng An Điền chậm tiến độ quá lâu. Trong tháng 9, hàng chục khách hàng đã kéo đến trụ sở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và dầu khí để đòi bàn giao căn hộ Petroland (quận 2) như hợp đồng ký kết.

Tại Hà Nội, cuối tháng 8, hơn 20 người dân đã tập trung tại dự án Văn phòng Làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Đầu tháng 9, nhiều khách hàng cũng tố cáo mua phải lô đất tại một dự án miền Trung, tuy nhiên sau khi đặt cọc hàng trăm triệu, dự án vẫn chưa thấy đâu. Khủng hoảng ăn sâu vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế khiến chủ đầu tư hầu như mất khả năng chi trả, nhiều tranh chấp nhà đất đều không được giải quyết triệt để.

6. Khách sạn siêu sang bị rao bán cổ phần

Hồi tháng 3, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa mua 50% vốn của Tập đoàn Crowndale International Corporation trong khách sạn Century (Huế) với giá 2,6 triệu USD. Tháng 8, Tập đoàn phát triển bất động sản Vina cho biết đã mua lại tổ hợp khách sạn và sân golf Novotel Phan Thiet Ocean Dunes and Golf Resort tại tỉnh Bình Thuận. Quỹ VinaCapital Việt Nam Opportunity Fund (VOF) cũng tiết lộ đang có kế hoạch rao bán 50% cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội, tương đương giá trị sổ sách 58,7 triệu USD. Khách sạng siêu sang Daewoo cũng đổi chủ khi Công ty Điện tử Hanel đã mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc là Daewoo EC. Cuối tháng 12, Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh dự kiến chuyển nhượng khách sạn Hồng Gai với giá dự kiến 30 tỷ đồng.

Trong bối cảnh địa ốc ảm đạm, các công ty môi giới bất động sản đều cho rằng giao dịch mua bán khách sạn hạng sang không dễ thực hiện mức giá cao hơn giá trị sổ sách. Tuy nhiên, “người trong cuộc” khẳng định việc mua bán sang nhượng sáp nhập là bình thường trong bối cảnh hội nhập và đã có nhiều nhà đầu tư muốn mua lại.

7. Hà Nội và TP HCM giữ nguyên khung giá 81 triệu đồng

Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ, HĐND TP HCM và Hà Nội quyết định giữ nguyên bảng giá đất năm 2013 và sẽ áp dụng từ ngày 1-1-2012 tới. Tại TP HCM, đất mặt tiền ở đô thị cao nhất 81 triệu đồng mỗi m2 vẫn là 3 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi và Nguyễn Huệ (quận 1). Thấp nhất là đất tại khu dân cư Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ với giá 110.000 đồng mỗi m2.

Tương tự tại Hà Nội, bảng giá đất được điều chỉnh ở một số khu vực nhưng vẫn giữ nguyên mức giá giá tối đa là 81 triệu đồng mỗi m2 ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào và Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm). Giá đất ở tại các quận có giá tối thiểu là 3,456 triệu đồng mỗi m2.

8. Tồn kho bất động sản lên tới 1 triệu tỷ đồng

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, tính đến 31-8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 6,6%. Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, gồm cho vay kinh doanh nhà đất, vay đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương hơn 1 triệu tỷ đồng. Hàng tồn kho cả nước lên tới 16.469 căn hộ, hơn 4.000 nhà thấp tầng và khoảng 25.800 m2 văn phòng cho thuê.

Bộ Xây dựng đánh giá, tồn kho bất động sản có ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành có liên quan như vật liệu xây dựng. Từ tháng 4-2011 đến nay, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng ế ẩm. Hàng loạt bất động sản cao cấp như chung cư, biệt thự, đất nền giảm giá đến 30%, thậm chí 60% so với thời hoàng kim nhưng vẫn không bán được. Chính phủ đã ra dự thảo nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đưa từ mức 25% xuống còn 20-23%, giảm 50% tiền thuê đất để gỡ khó cho thị trường bất động sản…

9. Lần đầu tiên Hà Nội và TP HCM xây dựng chỉ số bất động sản

Ngày 29-11, quyết định về việc xây dựng và công bố một số chỉ số đánh giá thị trường bất động sản tại TP HCM chính thức có hiệu lực. Sở Xây dựng là đầu mối tiếp nhận thông tin và dữ liệu vào ngày 25 của tháng thứ 3 hằng quý, sau đó tiến hành điều tra, xác minh và công bố.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất, từ giữa năm 2012 đến năm 2013, Hà Nội sẽ xây dựng chỉ số giá và lượng giao dịch bất động sản ở 4 quận (Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông) và hai huyện (Hoài Đức, Từ Liêm). Hai loại hình sản phẩm là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án phát triển nhà ở sẽ được xây dựng chỉ số giá và lượng. Giới chuyên gia đánh giá bộ chỉ số này sẽ là công cụ thống kê theo dõi thị trường, qua đó sẽ giúp các đơn vị quản lý nhà nước cũng như nhà đầu tư kinh doanh bất động sản đưa ra được chính sách, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bất động sản.

Theo Hoàng Lan – Vũ Lê
VnExpress



Sunday, December 30, 2012

Không nên bơm thuốc tăng lực cho địa ốc. Nhà Đất Đô Thị

You have attempted to access this site with an invalid User Agent.

If you think this is a mistake you can contact the site webmaster at webmaster(at)xaluan(dot)com.

Be SURE to include the following information in any email!
User Agent: none
Remote Address: 113.160.102.87
Client IP: none
Forwarded For: 113.160.102.87



DN bất động sản chạy tiền thưởng Tết

Thị trường bất động sản năm 2012 đã khép lại với một năm đầy chật vật và không có khởi sắc. Ảm đạm, ế ẩm, đóng băng là những từ thường thấy trong các thông tin thị trường từ Bắc tới Nam.

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và TP.HCM đã lên tới 70.000 căn hộ. Nếu mức giá là 1,5 tỉ đồng/căn thì tổng số vốn đọng trong bất động sản tồn đọng lên tới 100.000 tỉ đồng.

Còn theo số liệu thống kê của hơn 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của họ. Cá biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng bất động sản tồn kho chiếm đến 70 – 90% tổng giá trị tài sản.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng dừng hoạt động, giải thể trong năm 2012, tăng từ 20% (năm 2011) lên đến 48%.

Với một bản báo cáo ảm đạm như trên, nhiều doanh nghiệp bất động sản đối mặt với kế hoạch thưởng Tết thấp nhất trong 3 năm qua. Có lẽ năm nay, các khoản thưởng tết hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu sẽ không hề xuất hiện ở bất cứ doanh nghiệp nào.

Hơn nữa, trong tình cảnh hàng tồn kho nhiều, sức mua kém đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh chạy lương bây giờ thêm gánh nặng thưởng Tết. Với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, họ đang phải "giật gấu vá vai" để lo được cho nhân viên thêm tháng lương thứ 13 ăn Tết. Một số doanh nghiệp thì đang lo lắng đi "xin cơ cấu lại nợ" nên không còn tâm trí nào lo thưởng Tết cho nhân viên.

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, như những năm thị trường còn sôi động, công ty có thể thường 2 – 3 tháng lương thì với tình hình kinh doanh của năm nay, việc lo được một 1 tháng lương để thưởng tết cho nhân viên đã là những nỗ lực hết sức của công ty. Đây là năm thứ hai Công ty địa ốc Đất Lành phải liệu cơm gắp mắm và chỉ có thể dành được 1 tháng lương để thưởng Tết cho nhân viên.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Lê Thành cũng đã tiết lộ, thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp giảm 50% so với năm ngoái và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho biết, dù doanh thu sụt giảm nhưng công ty vẫn phải gồng gánh lo thưởng cho 500 nhân viên.

Tại TP.HCM, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, phải đến giữa tháng 1/2013, đơn vị mới tính đến thưởng Tết cho cán bộ. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Đức, mức thưởng Tết năm nay sẽ giữ nguyên như năm ngoái.

Có lẽ Công ty địa ốc Đất Lành và Lê Thành hay Hoàng Anh Gia Lai còn được xem là đơn vị "khá khẩm" trong giới kinh doanh bất động sản bởi cho đến cuối quý IV/2012, có doanh nghiệp còn bù đầu xoay sở lo chưa xong tiền lương cuối năm.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thuộc khối nhà nước cũng không ở trong tình cảnh sáng sủa khi có đơn vị nợ nhân viên từ 4 – 6 tháng lương. Anh Vũ Văn Thắng (quên Hà Nam) cho biết, anh vừa xin nghỉ việc ở một công ty xây dựng thuộc khối Nhà nước trên đường Giải Phóng để ra mở cửa hàng bán cơm bình dân. "Công ty nợ lương chúng tôi đã mấy tháng nay và nhiều khả năng không thể thanh toán hết tiền lương cho nhân viên trước Tết âm lịch. Trong tình cảnh "bi đát" mà hầu hết các đơn vị bất động sản, xây dựng đang lâm phải, có vác đơn đi xin việc ở đâu cũng vậy, có lẽ ra kinh doanh ngoài còn có đồng ra, đồng vào" – anh Thắng cho biết.

Có lẽ, rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười là các nhân viên của một sàn giao dịch bất động sản trên phố Kim Mã khi sếp quyết định chuyển khoản thưởng Tết bằng tiền mặt sang ngày nghỉ phép.

Sau khi Techcombank gửi tâm thư không thưởng Tết, một loạt các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng gặp khó khăn trong năm 2012 cũng mạnh dạn thông báo không thưởng Tết cho nhân viên.

Có lẽ trong bối cảnh thưởng Tết hiu hắt và ảm đạm của nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thì con số mà bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Kim Oanh (Bến Cát, Bình Dương) đưa ra khiến mọi người "sốc". Theo báo cáo doanh thu của Công ty, năm 2012, doanh nghiệp đã bán 8 dự án với gần 3.000 sản phẩm đất nền khiến lợi nhuận tăng lên so với năm ngoái nên công ty dự trù trích 5-7 tỷ đồng lo thưởng Tết.

Theo đánh giá của Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE Việt Nam, triển vọng kinh tế không mấy khả quan cho đến năm 2013 nên các khoản tiền tiết kiệm trong dân sẽ không được dành để đổ vào bất động sản. Như vậy, ngoài việc lo chuyện thưởng Tết cho nhân viên, các doanh nghiệp lại phải tiếp tục lo "chiến đấu" với một năm ảm đạm tiếp theo.

Theo Vnmedia



California muốn tăng thuế bất động sản doanh nghiệp

 

 

SACRAMENTO (San Jose Mercury)Ã�ạo Luật 13 (Prop. 13), Ä'ược cá»­ tri thông qua năm 1978, cấm thu thuế quá 2% trị giá má»™t bất Ä'á»™ng sản, có thể sắp bị thay Ä'ổi do những lá phiếu của Ä'ảng Dân Chủ ở Quá»'c Há»™i California, theo má»™t bản tin của nhật báo San Jose Mercury.

Ã�ảng Dân Chủ California muá»'n thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13, tăng thuế bất Ä'á»™ng sản của doanh nghiệp. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)

HÆ¡n ba thập niên sau khi Ã�ạo Luật 13 Ä'ược thông qua gây chấn Ä'á»™ng chính trÆ°á»�ng California, cá»­ tri hiện tá»� ra mong muá»'n thay Ä'ổi các Ä'iá»�u khoản của Ä'ạo luật trên, vì theo há»�, sẽ chỉ tác Ä'á»™ng Ä'ến quyá»�n lợi của các chủ doanh nghiệp, không ảnh hưởng Ä'ến ngÆ°á»�i dân.

Vá»›i sức mạnh hiện tại của Ä'ảng Dân Chủ ở California, nắm giữ hÆ¡n 2/3 sá»' ghế trong lưỡng viện Quá»'c Há»™i, má»™t sá»' chính trị gia trong Ä'ảng bắt Ä'ầu nghÄ© Ä'ến việc thay Ä'ổi Ä'ạo luật này.

“Ã�ây là lúc cần thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13, vì nó Ä'ã lá»—i thá»�i,â€� Dân Biểu Tom Ammiano (Dân Chủ-San Francisco), cho biết. Ã"ng dá»± tính trình má»™t bản thảo luật má»›i vào năm 2013 sắp tá»›i Ä'ể tăng thuế bất Ä'á»™ng sản lên các chủ doanh nghiệp.

Theo má»™t sá»' Ä'ánh giá của các chuyên gia, Ä'ạo luật Ä'ã không mang lại lợi ích cho ngÆ°á»�i dân và cho tiểu bang nhÆ° từng Ä'ược kỳ vá»�ng. Ã�ạo Luật 13 bị cho là gỡ bá»� thuế bất Ä'á»™ng sản cho các chủ doanh nghiệp nhiá»�u hÆ¡n cả, chuyển phần gánh nặng thuế lẽ ra của há»� sang ngÆ°á»�i dân và tiểu bang.

Bên cạnh dá»± thảo luật của ông Ammiano, hai dá»± luật khác sẽ cho cá»­ tri quyá»�n bá»� phiếu quyết Ä'ịnh cho các mức thuế trong Ä'ịa phÆ°Æ¡ng vá»›i mục Ä'ích phục vụ trÆ°á»�ng há»�c và thÆ° viện, chỉ cần hÆ¡n 55% phiếu thuận, thay vì Ä'òi há»�i 2/3 sá»' phiếu thuận nhÆ° hiện nay.

Trong má»™t khảo sát gần Ä'ây của Public Policy Institute of California, 58% sá»' cá»­ tri nói muá»'n “chia sẻ gánh nặngâ€� (split roll) thuế bất Ä'á»™ng sản, nghÄ©a là, bất Ä'á»™ng sản dùng cho kinh doanh sẽ Ä'ược tái Ä'ịnh giá hằng năm hoặc má»—i 6 tháng, theo giá thị trÆ°á»�ng, nhÆ°ng bất Ä'á»™ng sản Ä'ể ở sẽ Ä'ược tiếp tục áp dụng cách tính thuế hiện tại, tá»'i Ä'a chỉ tăng 2% má»—i năm.

Sau chiến thắng mạnh mẽ của Ä'ảng Dân Chủ trong kỳ tổng tuyển cá»­ há»"i Tháng MÆ°á»�i Má»™t vừa qua, má»™t sá»' nhà lập pháp của Ä'ảng Ä'á»� nghị làm luật “split rollâ€� thuế bất Ä'á»™ng sản.

Ã�ạo Luật 13 có ý nghÄ©a quan trá»�ng trong lịch sá»­ chính trị của tiểu bang California vì Ä'ược thông qua vá»›i tá»· lệ rất cao, 65%, vào Tháng Bảy, 1978. Ã�iá»�u này phản ánh sá»± chá»'ng Ä'á»'i chính quyá»�n thá»�i bấy giá»� gia tăng quyá»�n lá»±c và Ä'ánh thuế cao.

“Ã�ạo luật này biểu tượng cho việc không hợp tác vá»›i chính quyá»�n tiểu bang ở Sacramento trong chuyện liên tục tăng thuế,â€� anh Max Neiman, má»™t sinh viên ngành chính trị há»�c tại Ä'ại há»�c UC Berkeley, nói. “Nó phản ánh việc tiểu bang không còn dẫn Ä'ầu trong việc chăm lo cho Ä'á»�i sá»'ng ngÆ°á»�i dân nhÆ° trÆ°á»›c Ä'ó.â€�

Hiện tại, cá»­ tri tiểu bang dÆ°á»�ng nhÆ° “nhận ra Ä'ược sá»± thiếu hụt ngân sách và việc tăng thuế là Ä'iá»�u khó tránh khá»�i,â€� anh Neiman cho biết. Sinh viên này lấy dẫn chứng bằng việc ngÆ°á»�i dân Ä'ã bá»� phiếu thông qua Dá»± Luật 30, má»™t dá»± luật tăng thuế thu nhập và hàng hóa trong cuá»™c tổng tuyển cá»­ há»"i Tháng MÆ°á»�i Má»™t. “Nhất là khi thuế Ä'ánh phần lá»›n lên ngÆ°á»�i giàu,â€� anh Neiman nói thêm.

Dù việc thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13 có Ä'ược thông qua hay không, kết quả cÅ©ng phải chá»� Ä'ến Ä'ợt bầu cá»­ tiếp theo của tiểu bang, vào cuá»'i năm 2014. HÆ¡n nữa, Thá»'ng Ã�á»'c Jerry Brown có thể không dám Ä'á»� nghị tăng thuế các chủ doanh nghiệp, vì Ä'iá»�u này sẽ gây bất lợi, nếu ông tái tranh cá»­.

Dù sao Ä'i nữa, hai nhà làm luật thuá»™c phe Dân Chủ, Thượng Nghị SÄ© Lois Wolk (Davis) và Thượng Nghị SÄ© Mark Leno (San Francisco), Ä'ang ra sức vận Ä'á»™ng Ä'ể giảm sá»' phiếu thuận Ä'òi há»�i theo Ã�ạo Luật 13. Thượng Nghị SÄ© Darrell Steinberg (Sacramento), lãnh tụ khá»'i Ä'a sá»' tại Thượng Viện, nói: “Ã�ạo Luật 13 có tính Ä'ịa phÆ°Æ¡ng, vì ảnh hưởng Ä'ến chính cuá»™c sá»'ng của ngÆ°á»�i dân.â€�

Những thượng nghị sÄ© này muá»'n thay Ä'ổi con sá»' 2/3 do Ã�ạo Luật 13 Ä'òi há»�i xuá»'ng còn 55%, giá»'ng nhÆ° cho việc phát hành trái phiếu trÆ°á»�ng há»�c.

Khác vá»›i má»™t sá»' nhà lập pháp khác trong Ä'ảng Dân Chủ, ví dụ nhÆ° ông Ammiano, ông Steinberg không nghÄ© Ä'ây Ä'ã là thá»�i Ä'iểm Ä'ể thay Ã�ạo Luật 13 thành luật má»›i áp dụng thuế “split-rollâ€�.

Ã"ng Ammiano cho rằng luật “Ä'ã lá»—i thá»�i vì có quá nhiá»�u kẽ hởâ€� cho các doanh nghiệp lách thuế. Chẳng hạn, bất Ä'á»™ng sản chỉ Ä'ược tái Ä'ịnh giá nếu Ä'ược bán hay sang nhượng từ 50% trở lên. Theo các chuyên gia, Ä'ây là Ä'iá»�u khoản giúp cho doanh nghiệp tránh thuế dá»… dàng.

Má»™t trong nhiá»�u trÆ°á»�ng hợp tránh thuế bằng cách trên là xưởng rượu EJ Gallo, mảnh ruá»™ng nho rá»™ng 1,765 mẫu ở Napa và Sonoma Ä'ược Ä'ịnh giá cách Ä'ây 10 năm. Khi mua bán, 12 thành viên trong gia Ä'ình Gallo chia nhau cổ phần, không ai mua hÆ¡n 50%. Nếu không có Ä'iá»�u luật trên, Napa County Ä'ã có thể thu vá»� $700,000 má»—i năm.

Thượng Nghị SÄ© Ammiano mong sá»›m thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13, Ä'ể tiểu bang thu Ä'ược thêm thuế từ bất Ä'á»™ng sản của các doanh nghiệp.

Ngược lại, các chủ doanh nghiệp, Ä'Æ°Æ¡ng nhiên ra sức phản Ä'á»'i.

“Há»� cho rằng các nhà lập pháp Ä'ảng Dân Chủ nhằm vào há»�. Tất nhiên há»� phải chá»'ng lại,â€� chủ tịch kiêm giám Ä'á»'c Ä'iá»�u hành của Phòng ThÆ°Æ¡ng Mại California, ông Allan Zaremberg, cho biết.

Bà Larry Stone, giám Ä'ịnh viên (assessor) của Santa Clara County, cho biết: “Chúng tôi không có Ä'ủ tài lá»±c Ä'ể cứ hai, ba năm lại Ä'ịnh giá hết sá»' bất Ä'á»™ng sản của các hãng xưởng, công ty.â€�

“Chỉ cần tăng mức thuế căn bản lên, việc thu thêm tiá»�n thuế sẽ trở nên dá»… dàng, thay vì thay Ä'ổi cách tái Ä'ịnh giá bất Ä'á»™ng sản,â€� bà Stone nói. “Ã�úng là nó không tránh Ä'ược những lá»—i lầm của Ã�ạo Luật 13, nhÆ°ng hệ thá»'ng thuế bất Ä'á»™ng sản của California vá»'n dÄ© Ä'ầy lá»—i.â€�

NgÆ°á»�i ủng há»™ việc thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13 tin rằng ngÆ°á»�i dân sẽ bá»� phiếu thuận, “khi há»� nhận ra rằng há»� chính là ngÆ°á»�i trả phần thuế lá»›n nhấtâ€�

Trong sá»' 58 quận hạt của tiểu bang, 55 quận có chủ nhà phải trả thuế bất Ä'á»™ng sản nhiá»�u hÆ¡n chủ doanh nghiệp. TrÆ°á»›c khi Ã�ạo Luật 13 ra Ä'á»�i, chủ nhà và chủ doanh nghiệp Ä'óng góp thuế bất Ä'á»™ng sản vá»›i tỉ lệ 50-50, so vá»›i mức 70-30 hiện nay.

“Bất Ä'á»™ng sản của doanh nghiệp là lá»— hổng lá»›n nhất trong hệ thá»'ng thuế của chúng ta,â€� ông Lenny Goldberg, má»™t ngÆ°á»�i ủng há»™ thay Ä'ổi Ã�ạo Luật 13 nói. “Chúng ta phải hÆ°á»›ng mắt vá»� lá»— hổng này bởi vì việc thay Ä'ổi nó không chỉ dành cho chính trị gia.â€� (T.A.)

 


�ạo Luật 13, do 64.8% cử tri thông qua năm 1978

  • Giá»›i hạn mức thuế Ä'ánh theo giá trị bất Ä'á»™ng sản, dùng trở lại mức thuế của năm 1975-76, lập ra mức thuế căn bản là 1%, vá»›i mức tăng thuế thÆ°á»�ng niên không không vượt quá 2% hoặc quá tỉ lệ lạm phát (má»™t trong hai, cái thấp hÆ¡n). Khi má»™t bất Ä'á»™ng sản Ä'ược bán, trị giá của bất Ä'á»™ng sản sẽ Ä'ược tái Ä'ịnh giá, dá»±a theo giá bán.
  • Năm 1992, Tá»'i Cao Pháp Viện Liên Bang phán quyết Ã�ạo Luật 13 hợp hiến.
  • Các nhà lập pháp cần ít nhất 2/3 sá»' phiếu nếu muá»'n thông qua bất kỳ mức thuế nào khác. TÆ°Æ¡ng tá»±, chính quyá»�n Ä'ịa phÆ°Æ¡ng cÅ©ng cần 2/3 sá»' phiếu nếu muá»'n tăng thuế cho bất kỳ mục Ä'ích nào.
  • Những Ä'ạo luật ảnh hưởng Ä'ến Ã�ạo Luật 13: Năm 1978, Dá»± Luật 8 cho phép tái Ä'ịnh giá bất Ä'á»™ng sản khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Năm 1986, Dá»± Luật 60 cho phép chủ nhà từ 55 tuổi trở lên Ä'ược chuyển giá trị ngôi nhà Ä'ang sở hữu qua má»™t ngôi nhà thay thế. Năm 1996, Dá»± Luật 218 cho phép ngÆ°á»�i dân Ä'ịa phÆ°Æ¡ng Ä'ược bá»� phiếu quyết Ä'ịnh vấn Ä'á»� thuế và chi phí bất Ä'á»™ng sản trong Ä'ịa phÆ°Æ¡ng. Năm 2000, Dá»± Luật 39 cho phép thành phá»' phát hành trái phiếu cho trÆ°á»�ng và tăng thuế bất Ä'á»™ng sản, và chỉ cần hÆ¡n 55% sá»' phiếu chuẩn thuận của cá»­ tri.

 

« Trở về trang trước



Những cú sốc hạ giá nhà năm 2012

Những cú sốc hạ giá nhà năm 2012

Hé lộ những đại gia thâu tóm BĐS
Sẽ có nhiều dự án nhà ở dưới 10 triệu đồng/m2?

Bất động sản gặp khó, áp lực hàng tồn kho, không ít chủ đầu tư đã mạnh tay giảm giá căn hộ, điều này tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản. Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít cú sốc về giá hiếm có.

Ảnh minh học. Nguồn: Internet.

Bình dân thắng cao cấp

Đầu tháng 11-2012, thị trường bất động sản đã bị một cơn chấn động khi chủ đầu tư dự án chung cư Đại Thanh quyết định giảm giá căn hộ dự án này xuống chỉ còn 10 triệu đồng/m2. Tuy mức giá này chỉ áp dụng với một số căn hộ và có điều kiện kèm theo nhưng nó đã tạo nên một cơn “sốc” không chỉ cho người mua mà ngay cả các chủ đầu tư dự án khác cũng phải dè chừng. Trước đó, với mức bán 14 triệu đồng/m2, căn hộ Đại Thanh đã làm khuấy động thị trường căn hộ phân khúc giá rẻ.

Ước tính tổng giá trị của mỗi căn hộ sẽ dao động từ 400 – 600 triệu đồng. Đây cũng là mức giá hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay và được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với giá nhà thu nhập thấp. Đặc biệt, với diện tích căn hộ khá nhỏ, dao động từ 42 – 66,1m2, đây là lựa thích hợp với nhiều người có nhu cầu về nhà ở.

Ngay trong đợt mở bán đầu tiên, chủ đầu tư đã bán hết veo hàng trăm căn hộ. Nguồn cung giá rẻ còn hạn chế, không ít nhà đầu tư thứ cấp, sàn môi giới có cơ hội hiếm có để “lướt sóng” trong lúc thị trường đóng băng.

Cũng chính vì mức bán giá này, chủ đầu tư dự án chung cư Đại Thanh đã bị không ít doanh nghiệp cùng ngành “nhòm ngó″, thậm chí còn lên tiếng tố cáo “bán phá giá”. Mức giá khá “mềm” phù hợp với đại bộ phận người mua như một cơn “mưa rào giải tỏa cơn khát” nhà giá rẻ.

Trong khi đó, căn hộ cao cấp cũng đua giảm giá không kém. Tại TP Hồ Chí Minh, phân khúc căn hộ cũng mấy lần điêu đứng bởi tuyên bố gây sốc của Bầu Đức khi mạnh tay giảm giá. Công ty Hoàng Anh Gia Lai tung ra thị trường căn hộ giá gần 20 triệu đồng mỗi m2, thấp hơn 35-50% so với một số dự án cùng vị trí quận 7, TP HCM. Khách hàng mua căn hộ sẽ đóng trước 30% giá trị căn hộ, 40% tiếp theo sẽ đóng trong thời gian 30 tháng, 25% còn lại sẽ đóng khi giao nhà và 5% sẽ nộp khi hoàn tất giấy chủ quyền.

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai đi tiên phong cho trào lưu giảm giá căn hộ tại Tp.HCM bằng việc giảm giá căn hộ Hoàng Anh River View khoảng 30% so với giá khởi điểm.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội cũng không mấy sáng sủa khi các chủ đầu tư sau thời gian dài “nhìn nhau giảm giá” đã phải buộc lòng xuống nước. Để thoát được hàng lúc này, việc giảm giá là chuyện tất yếu.

Chủ đầu tư căn hộ cao cấp VP3 Linh Đàm tiếp tục gây xôn xao thị trường khi giảm giá căn hộ thêm 3 triệu đồng/m2. Theo đó, giá bán giảm mức 25 -26 triệu đồng/m2 xuống còn 22-23 triệu đồng/m2. Trước đó, cuối năm 2011, chủ đầu tư dự án này đã công bố mức giảm giá sốc trên thị trường 7 triệu đồng/m2.

Như vậy, tính cả hai lần giảm giá, chung cư VP3 Linh Đàm giảm 10 triệu đồng/m2. “Phát súng” giảm giá mạnh tiên phong của chủ đầu tư này có lẽ sẽ là sự khởi đầu cho làn sóng giảm giá mới đối với các dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội.

Ở một ví trí khá đẹp nhưng chủ đầu tư dự án Mandarin Garden sau nhiều lần đắn đo cũng chính thức giảm giá khoảng 10 triệu đồng/m2 bằng việc bàn giao nhà xây thô cho khách hàng. Theo đó, các khách hàng mua căn hộ Mandarin Garden trong đợt mở bán sắp tới sẽ chỉ phải trả 27-29 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT) nếu nhận nhà thô và khoảng 35-36 triệu đồng/m2 hoàn thiện nội thất.

Sau đợt giảm giá của Mandarin Garden, hàng loạt chủ đầu tư khác cũng buộc lòng phải “xuống nước”. Điều này cho thấy, không ít chủ đầu tư bất động sản hiện nay đã “hết kiên nhẫn” trong nỗ lực giữ giá căn hộ – một cuộc giằng co vốn đã kéo dài trong một thời gian khá dài giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Căn hộ cao cấp dự án Golden Palace Mễ Trì chào bán căn hộ với giá còn 22,6 triệu đồng/m2 (chưa VAT) dành cho căn hộ hoàn thiện cơ bản. Đây là mức giá khá mềm so với mặt bằng giá trước đây của căn hộ dự án này. Trước đó vào khoảng tháng 5 năm 2012 chủ đầu tư đã mở bán căn hộ dự án với giá từ 27 triệu đồng/m2 với hạng mục nội thất đi kèm linh hoạt.

Động thái đồng loạt giảm giá của doanh nghiệp bất động sản từ Bắc chí Nam gần đây tiếp tục dấy lên một niềm tin là làn sóng hạ giá căn hộ thực sự đang diễn ra và có thể còn kéo dài. Tuy nhiên, sóng giảm giá chung cư trên diện rộng trong thời gian vừa qua đã gây tâm lý không tốt, người mua hàng thì luôn chờ đợi tới mức giá tốt hơn, chủ đầu tư khó khăn lại chồng chất khó khăn, thị trường thêm phần ảm đạm.

Biệt thự, nhà phố không giữ nổi mình

Chứng kiến giá căn hộ trong quý 3-2011 tại TP. HCM giảm giá mạnh từ 20-35%. Tiếp nối làn sóng đó, ngay từ đầu năm 2012, từ phân khúc nhà mặt phố hàng trăm tỷ đồng, những biệt thự hạng sang đến căn hộ bình dân, đều giảm giá trên thị trường.

Tại Hà Nội, những ngôi nhà mặt phố đắt đỏ ở trung tâm cũng không nằm ngoài xu hướng giảm giá của thị trường BĐS. Theo khảo sát, hiện nhà mặt phố giá đã giảm xuống 30%, thậm chí có khu vực còn giảm đến hơn 40%. Như vậy, so với thời điểm thị trường BĐS sôi động thì hiện mỗi căn nhà mặt phố tại thủ đô đã giảm từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng so với giá rao bán ban đầu.

Không chỉ nhà mặt phố, phân khúc biệt thự cũng giảm giá theo xu hướng chung của thị trường. Những căn biệt thự hạng sang tại các dự án VIP như Ciputra, Bắc An Khánh (Hà Nội) hay Phú Mỹ Hưng (TP HCM)… đều được các nhà đầu tư rao bán với giá giảm 10-20% so với đầu năm 2012.

Trong khi đó, năm 2012, thị trường văn phòng cho thuê cũng như mặt bằng kinh doanh thương mại trong các TTTM và mặt bằng lẻ trên các trục đường lớn có tỉ lệ bỏ trống cao chưa từng thấy, giá thuê giảm nhanh.

So với thời điểm cực thịnh của thị trường BĐS, giá cho thuê văn phòng hạng A hiện đã giảm còn khoảng 35%. Tương tư, văn phòng hạng B, hạng C đều có mức giảm trên 50 %. Giá giảm nhưng tỉ lệ lấp kín ngày càng hạ thấp. Nhiều cao ốc văn phòng đưa vào sử dụng từ 12 đến 24 tháng vẫn chưa lấp đầy 50% diện tích…

Nguồn cung của thị trường văn phòng cho thuê ngày một tăng mạnh, trong khi nền kinh tế vẫn rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, thu hẹp sản xuất… đã khiến cho thị trường văn phòng cho thuê đứng trước áp lực giảm giá là điều tất yếu. Thị trường văn phòng cho thuê rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng thấy.

Để thu hút được khách thuê, nhiều chủ tòa tự điều chỉnh mức giá thuê cạnh tranh, cộng với nhiều ưu đãi và khuyến mãi, điều khoản thuê linh hoạt và mức phí hợp lí hơn cho chuyển đổi địa điểm… Thậm chí, một số chủ đầu tư đã chuyển đổi công năng từ cho thuê văn phòng sang cho thuê căn hộ dịch vụ hoặc căn hộ để bán.

Theo Duy Anh – An Dương
Vef



Những cú sốc hạ giá nhà năm 2012

Những cú sốc hạ giá nhà năm 2012

Hé lộ những đại gia thâu tóm BĐS
Sẽ có nhiều dự án nhà ở dưới 10 triệu đồng/m2?

Bất động sản gặp khó, áp lực hàng tồn kho, không ít chủ đầu tư đã mạnh tay giảm giá căn hộ, điều này tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản. Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít cú sốc về giá hiếm có.

Ảnh minh học. Nguồn: Internet.

Bình dân thắng cao cấp

Đầu tháng 11-2012, thị trường bất động sản đã bị một cơn chấn động khi chủ đầu tư dự án chung cư Đại Thanh quyết định giảm giá căn hộ dự án này xuống chỉ còn 10 triệu đồng/m2. Tuy mức giá này chỉ áp dụng với một số căn hộ và có điều kiện kèm theo nhưng nó đã tạo nên một cơn “sốc” không chỉ cho người mua mà ngay cả các chủ đầu tư dự án khác cũng phải dè chừng. Trước đó, với mức bán 14 triệu đồng/m2, căn hộ Đại Thanh đã làm khuấy động thị trường căn hộ phân khúc giá rẻ.

Ước tính tổng giá trị của mỗi căn hộ sẽ dao động từ 400 – 600 triệu đồng. Đây cũng là mức giá hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay và được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với giá nhà thu nhập thấp. Đặc biệt, với diện tích căn hộ khá nhỏ, dao động từ 42 – 66,1m2, đây là lựa thích hợp với nhiều người có nhu cầu về nhà ở.

Ngay trong đợt mở bán đầu tiên, chủ đầu tư đã bán hết veo hàng trăm căn hộ. Nguồn cung giá rẻ còn hạn chế, không ít nhà đầu tư thứ cấp, sàn môi giới có cơ hội hiếm có để “lướt sóng” trong lúc thị trường đóng băng.

Cũng chính vì mức bán giá này, chủ đầu tư dự án chung cư Đại Thanh đã bị không ít doanh nghiệp cùng ngành “nhòm ngó″, thậm chí còn lên tiếng tố cáo “bán phá giá”. Mức giá khá “mềm” phù hợp với đại bộ phận người mua như một cơn “mưa rào giải tỏa cơn khát” nhà giá rẻ.

Trong khi đó, căn hộ cao cấp cũng đua giảm giá không kém. Tại TP Hồ Chí Minh, phân khúc căn hộ cũng mấy lần điêu đứng bởi tuyên bố gây sốc của Bầu Đức khi mạnh tay giảm giá. Công ty Hoàng Anh Gia Lai tung ra thị trường căn hộ giá gần 20 triệu đồng mỗi m2, thấp hơn 35-50% so với một số dự án cùng vị trí quận 7, TP HCM. Khách hàng mua căn hộ sẽ đóng trước 30% giá trị căn hộ, 40% tiếp theo sẽ đóng trong thời gian 30 tháng, 25% còn lại sẽ đóng khi giao nhà và 5% sẽ nộp khi hoàn tất giấy chủ quyền.

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai đi tiên phong cho trào lưu giảm giá căn hộ tại Tp.HCM bằng việc giảm giá căn hộ Hoàng Anh River View khoảng 30% so với giá khởi điểm.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội cũng không mấy sáng sủa khi các chủ đầu tư sau thời gian dài “nhìn nhau giảm giá” đã phải buộc lòng xuống nước. Để thoát được hàng lúc này, việc giảm giá là chuyện tất yếu.

Chủ đầu tư căn hộ cao cấp VP3 Linh Đàm tiếp tục gây xôn xao thị trường khi giảm giá căn hộ thêm 3 triệu đồng/m2. Theo đó, giá bán giảm mức 25 -26 triệu đồng/m2 xuống còn 22-23 triệu đồng/m2. Trước đó, cuối năm 2011, chủ đầu tư dự án này đã công bố mức giảm giá sốc trên thị trường 7 triệu đồng/m2.

Như vậy, tính cả hai lần giảm giá, chung cư VP3 Linh Đàm giảm 10 triệu đồng/m2. “Phát súng” giảm giá mạnh tiên phong của chủ đầu tư này có lẽ sẽ là sự khởi đầu cho làn sóng giảm giá mới đối với các dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội.

Ở một ví trí khá đẹp nhưng chủ đầu tư dự án Mandarin Garden sau nhiều lần đắn đo cũng chính thức giảm giá khoảng 10 triệu đồng/m2 bằng việc bàn giao nhà xây thô cho khách hàng. Theo đó, các khách hàng mua căn hộ Mandarin Garden trong đợt mở bán sắp tới sẽ chỉ phải trả 27-29 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT) nếu nhận nhà thô và khoảng 35-36 triệu đồng/m2 hoàn thiện nội thất.

Sau đợt giảm giá của Mandarin Garden, hàng loạt chủ đầu tư khác cũng buộc lòng phải “xuống nước”. Điều này cho thấy, không ít chủ đầu tư bất động sản hiện nay đã “hết kiên nhẫn” trong nỗ lực giữ giá căn hộ – một cuộc giằng co vốn đã kéo dài trong một thời gian khá dài giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Căn hộ cao cấp dự án Golden Palace Mễ Trì chào bán căn hộ với giá còn 22,6 triệu đồng/m2 (chưa VAT) dành cho căn hộ hoàn thiện cơ bản. Đây là mức giá khá mềm so với mặt bằng giá trước đây của căn hộ dự án này. Trước đó vào khoảng tháng 5 năm 2012 chủ đầu tư đã mở bán căn hộ dự án với giá từ 27 triệu đồng/m2 với hạng mục nội thất đi kèm linh hoạt.

Động thái đồng loạt giảm giá của doanh nghiệp bất động sản từ Bắc chí Nam gần đây tiếp tục dấy lên một niềm tin là làn sóng hạ giá căn hộ thực sự đang diễn ra và có thể còn kéo dài. Tuy nhiên, sóng giảm giá chung cư trên diện rộng trong thời gian vừa qua đã gây tâm lý không tốt, người mua hàng thì luôn chờ đợi tới mức giá tốt hơn, chủ đầu tư khó khăn lại chồng chất khó khăn, thị trường thêm phần ảm đạm.

Biệt thự, nhà phố không giữ nổi mình

Chứng kiến giá căn hộ trong quý 3-2011 tại TP. HCM giảm giá mạnh từ 20-35%. Tiếp nối làn sóng đó, ngay từ đầu năm 2012, từ phân khúc nhà mặt phố hàng trăm tỷ đồng, những biệt thự hạng sang đến căn hộ bình dân, đều giảm giá trên thị trường.

Tại Hà Nội, những ngôi nhà mặt phố đắt đỏ ở trung tâm cũng không nằm ngoài xu hướng giảm giá của thị trường BĐS. Theo khảo sát, hiện nhà mặt phố giá đã giảm xuống 30%, thậm chí có khu vực còn giảm đến hơn 40%. Như vậy, so với thời điểm thị trường BĐS sôi động thì hiện mỗi căn nhà mặt phố tại thủ đô đã giảm từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng so với giá rao bán ban đầu.

Không chỉ nhà mặt phố, phân khúc biệt thự cũng giảm giá theo xu hướng chung của thị trường. Những căn biệt thự hạng sang tại các dự án VIP như Ciputra, Bắc An Khánh (Hà Nội) hay Phú Mỹ Hưng (TP HCM)… đều được các nhà đầu tư rao bán với giá giảm 10-20% so với đầu năm 2012.

Trong khi đó, năm 2012, thị trường văn phòng cho thuê cũng như mặt bằng kinh doanh thương mại trong các TTTM và mặt bằng lẻ trên các trục đường lớn có tỉ lệ bỏ trống cao chưa từng thấy, giá thuê giảm nhanh.

So với thời điểm cực thịnh của thị trường BĐS, giá cho thuê văn phòng hạng A hiện đã giảm còn khoảng 35%. Tương tư, văn phòng hạng B, hạng C đều có mức giảm trên 50 %. Giá giảm nhưng tỉ lệ lấp kín ngày càng hạ thấp. Nhiều cao ốc văn phòng đưa vào sử dụng từ 12 đến 24 tháng vẫn chưa lấp đầy 50% diện tích…

Nguồn cung của thị trường văn phòng cho thuê ngày một tăng mạnh, trong khi nền kinh tế vẫn rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, thu hẹp sản xuất… đã khiến cho thị trường văn phòng cho thuê đứng trước áp lực giảm giá là điều tất yếu. Thị trường văn phòng cho thuê rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng thấy.

Để thu hút được khách thuê, nhiều chủ tòa tự điều chỉnh mức giá thuê cạnh tranh, cộng với nhiều ưu đãi và khuyến mãi, điều khoản thuê linh hoạt và mức phí hợp lí hơn cho chuyển đổi địa điểm… Thậm chí, một số chủ đầu tư đã chuyển đổi công năng từ cho thuê văn phòng sang cho thuê căn hộ dịch vụ hoặc căn hộ để bán.

Theo Duy Anh – An Dương
Vef



Khi doanh nghiệp bất động sản chạy tiền thưởng Tết


Dự báo của nhiều doanh nghiệp bất động sản, thưởng Tết năm nay thấp nhất trong ba năm gần đây.�

(VnMedia) - Thị trường bất động sản năm 2012 đã khép lại với một năm đầy chật vật và không có khởi sắc. Ảm đạm, ế ẩm, đóng băng là những từ thường thấy trong các thông tin thị trường từ Bắc tới Nam.

 

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và TP.HCM đã lên tới 70.000 căn hộ. Nếu mức giá là 1,5 tỉ đồng/căn thì tổng số vốn đọng trong bất động sản tồn đọng lên tới 100.000 tỉ đồng.

 

Còn theo số liệu thống kê của hơn 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của họ. Cá biệt, một số doanh nghiệp có tỷ lệ hàng bất động sản tồn kho chiếm đến 70 – 90% tổng giá trị tài sản.

 

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng dừng hoạt động, giải thể trong năm 2012, tăng từ 20% (năm 2011) lên đến 48%.

 

Với một bản báo cáo ảm đạm như trên, nhiều doanh nghiệp bất động sản đối mặt với kế hoạch thưởng Tết thấp nhất trong 3 năm qua. Có lẽ năm nay, các khoản thưởng tết hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu sẽ không hề xuất hiện ở bất cứ doanh nghiệp nào.

 

Hơn nữa, trong tình cảnh hàng tồn kho nhiều, sức mua kém đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh chạy lương bây giờ thêm gánh nặng thưởng Tết. Với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, họ đang phải "giật gấu vá vai" để lo được cho nhân viên thêm tháng lương thứ 13 ăn Tết. Một số doanh nghiệp thì đang lo lắng đi "xin cơ cấu lại nợ" nên không còn tâm trí nào lo thưởng Tết cho nhân viên.

 

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, như những năm thị trường còn sôi động, công ty có thể thường 2 – 3 tháng lương thì với tình hình kinh doanh của năm nay, việc lo được một 1 tháng lương để thưởng tết cho nhân viên đã là những nỗ lực hết sức của công ty. Đây là năm thứ hai Công ty địa ốc Đất Lành phải liệu cơm gắp mắm và chỉ có thể dành được 1 tháng lương để thưởng Tết cho nhân viên.

 

Một doanh nghiệp khác là Công ty Lê Thành cũng đã tiết lộ, thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp giảm 50% so với năm ngoái và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Lãnh đạo Công ty Lê Thành cho biết, dù doanh thu sụt giảm nhưng công ty vẫn phải gồng gánh lo thưởng cho 500 nhân viên.

 

Tại TP.HCM, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, phải đến giữa tháng 1/2013, đơn vị mới tính đến thưởng Tết cho cán bộ. Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Đức, mức thưởng Tết năm nay sẽ giữ nguyên như năm ngoái.

 

Có lẽ Công ty địa ốc Đất Lành và Lê Thành hay Hoàng Anh Gia Lai còn được xem là đơn vị "khá khẩm" trong giới kinh doanh bất động sản bởi cho đến cuối quý IV/2012, có doanh nghiệp còn bù đầu xoay sở lo chưa xong tiền lương cuối năm.

 

Trong khi đó, một số doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thuộc khối nhà nước cũng không ở trong tình cảnh sáng sủa khi có đơn vị nợ nhân viên từ 4 – 6 tháng lương. Anh Vũ Văn Thắng (quên Hà Nam) cho biết, anh vừa xin nghỉ việc ở một công ty xây dựng thuộc khối Nhà nước trên đường Giải Phóng để ra mở cửa hàng bán cơm bình dân. "Công ty nợ lương chúng tôi đã mấy tháng nay và nhiều khả năng không thể thanh toán hết tiền lương cho nhân viên trước Tết âm lịch. Trong tình cảnh "bi đát" mà hầu hết các đơn vị bất động sản, xây dựng đang lâm phải, có vác đơn đi xin việc ở đâu cũng vậy, có lẽ ra kinh doanh ngoài còn có đồng ra, đồng vào" – anh Thắng cho biết.

 

Có lẽ, rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười là các nhân viên của một sàn giao dịch bất động sản trên phố Kim Mã khi sếp quyết định chuyển khoản thưởng Tết bằng tiền mặt sang ngày nghỉ phép.

 

Sau khi Techcombank gửi tâm thư không thưởng Tết, một loạt các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng gặp khó khăn trong năm 2012 cũng mạnh dạn thông báo không thưởng Tết cho nhân viên.

 

Có lẽ trong bối cảnh thưởng Tết hiu hắt và ảm đạm của nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thì con số mà bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Kim Oanh (Bến Cát, Bình Dương) đưa ra khiến mọi người "sốc". Theo báo cáo doanh thu của Công ty, năm 2012, doanh nghiệp đã bán 8 dự án với gần 3.000 sản phẩm đất nền khiến lợi nhuận tăng lên so với năm ngoái nên công ty dự trù trích 5-7 tỷ đồng lo thưởng Tết.

 

Theo đánh giá của Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE Việt Nam, triển vọng kinh tế không mấy khả quan cho đến năm 2013 nên các khoản tiền tiết kiệm trong dân sẽ không được dành để đổ vào bất động sản. Như vậy, ngoài việc lo chuyện thưởng Tết cho nhân viên, các doanh nghiệp lại phải tiếp tục lo "chiến đấu" với một năm ảm đạm tiếp theo.

Vũ Anh