Friday, December 28, 2012

Hãy để BĐS theo đúng quy luật thị trường

Giải cứu bất động sản đang là vấn đề nóng thu hút dư luận. Vland đã v�
đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ý kiến nhiều chiều của độc giả về vấn đề
này.

 

Hãy để cho thị trường tự điều tiết

Thị trường bất động sản đã đóng băng suốt thời gian dài vừa qua. Thời gian
gần đây, liên tục những đề xuất, kiến nghị được đưa ra từ phía các cơ quan chức
năng nhằm tìm hướng hỗ trợ thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc cho rằng, Nhà nước không nên cứu BĐS, hãy cứ để nó
theo đúng quy luật thị trường, hoặc có cứu cũng chẳng ích gì với thực trạng của
bất động sản hiện nay.

Độc giả Công Khanh cho rằng hãy để cho thị trường tự điều tiết và nên nên
tập trung cứu những lĩnh vực khác: Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ
nếu đươc hãy cứu: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục nghiên cứu
khoa hoc công nghệ và y tế. Bất động sản tự thị trường điều tiết,
cung nhiều quá đắt quá thì tự phải giảm, rất đơn giản vì đó là qui
luật thị trường.

Bạn minhvan cũng đồng tình với những ý kiến trên: Hãy cứ để thị trường
điều tiết… BĐS đã từng ăn no rồi, bây giờ là lúc phải chết là
đúng. Quy luật: ăn nhiều thì mau chết.

Bạn nguoingheo thì có ý kiến rằng mọi người không nên hao tổn sức lực về vấn
đề này: BĐS thường có giá trị rất cao. Những người dám kinh doanh BĐS bằng tiền
túi là những người rất giỏi. Những người giỏi nhất còn không tự xoay xở được thì
những người khác khó lòng mà dám nghĩ đến việc “giải cứu BĐS”. Còn những người
kinh doanh BĐS bằng tiền của người khác thì lại càng giỏi hơn nữa và chắc chắn
họ đã lường trước được tình huống này và đã tự có giải pháp rồi. Vì vậy có lẽ
mọi người không nên hao tổn công sức suy nghĩ về đề tài này.

 

Trong khi đó, một số độc giả lại nêu ý kiến phải cứu doanh nghiệp BĐS để họ
thoát khỏi giai đoạn khó khăn này, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bạn Văn Chính nêu ý kiến: Theo tôi thì nên cứu BĐS là cứu cánh cho các doanh
nghiệp vì các ông chủ lớn đều đầu tư vào đó, nếu bán được dự án, thì họ mới thu
lại được vốn duy trì DN, trả nợ ngân hàng.

Đưa giá BĐS về đúng với thực tế

Một số bạn đọc khác nhấn mạnh vào khả năng tự giải cứu chính mình của các
doanh nghiệp BĐS, bằng việc giảm giá.

Bàn về giải pháp này, bạn Nguyễn Văn viết: Giảm giá là biện pháp hiệu quả
nhất trong lúc này, nếu không thì không bao giờ thoát được tình trạng này. Đừng
tham, sân, si, hỡi các vị hãy coi lại câu chuyện con cá vàng, cuối cùng ông lão
vì ngu, nghe lời mụ vợ ngu mà trở về với cái máng lợn cũ … Đưa về giá trị thực
tức là giá = 30% giá hiện nay thì mới có người mua. Chả có cách nào khác, mọi
biện pháp khác chỉ là đưa BĐS về bong bóng vào năm 2016 và năm tiếp theo.

Bạn xuanthanh cũng đề xuất ý kiến: Để bán được bất động sản cần: – Chủ đầu tư
phải đưa giá về đúng với thực tế (bây giờ chưa phải là đáy, điều này chắc chủ
đầu tư và ai cũng biết) – Ngân hàng nào cho vay thì ngân hàng đó cùng chủ đầu tư
bàn với nhau phương án tốt nhất theo nguyên tắc: Hạ giá bất động sản đúng như
giá trị thực, ai làm sai, ai tham thì người đó chịu trách nhiệm – Đem tiền túi
mà bấy lâu nay kiếm được từ bất động sản ra để hoàn thành các dự án dang dở -
Trước đây quan hệ với đối tác nào thì nhờ đối tác đó “mua giúp một phần” – Chính
phủ hoặc Bộ hoặc cơ quan nào muốn hỗ trợ người lao động thì đơn vị đó mua nh�
rồi cho người lao động đến ở rồi trừ tiền hàng tháng vào lương của người đó. Nếu
người đó không còn đi làm thì đơn vị đó thu lại nhà.

Cần quan tâm tới nguyện vọng của những người có nhu cầu thực

Hiện nay, lượng tồn kho trong BĐS là rất lớn, nhà xây nhiều mà không có khách
mua. Trong khi đó, những người có nhu cầu thực về nhà ở là rất lớn. Họ mong mỏi
có 1 ngôi nhà nho nhỏ để ở mà cả đời không có tiền mua nổi. Ước mơ có nhà ở vẫn
quá xa vời với nhiều người vì giá nhà đất hiện còn quá cao.

Về thực trạng của thị trường BĐS hiện nay, bạn Nguyễn Xuân Thư viết: Mấy năm
nay BĐS đúng là bất ổn, vì cơ chế quản lý của nhà nước không chặt chẽ về quy
hoạch quỹ đất và làm tràn lan, chỗ nào cũng mở dự án được, cũng xây dựng được,
nhưng lại không quan tâm tới nhu cầu của những người có nhu cầu thực sự! Giá đẩy
lên quá cao so với giá thị trường và nhu cầu của người dân!

Bạn Trần Đình Hồng thẳng thắng nêu quan điểm: Kích thích người mua là khâu
quan trọng nhất để cứu bất động sản qua khỏi sình lầy. Hiện nay nhu cầu nhà ở l�
rất lớn, nếu các doanh nghiệp cho mua nhà trả góp và thời gian trả dôi ra dài
năm thì chắc chắn cung sẽ gặp được cầu, và sình lầy sẽ qua được, nhưng cũng giá
vừa phải chứ không quá cao. Nếu xem xét kỹ thì 2 năm vừa qua ta chỉ lo mua BĐS
để rồi không chú ý tới nhu cầu, nếu xây nhà vừa phải giá cả thì nhu cầu của
những người dân sẽ được đáp ứng, và doanh nghiệp sẽ có lãi. Để làm được điều này
cần kết hợp giữa ngân hàng, nhà kinh doanh và người dân.

Bạn đọc Nguyễn Tiến Anh cũng chỉ ra: Không phải là cứu hay không cứu mà BĐS
đang trở về giá trị thực của nó. Thị trường BĐS phát triển lành mạnh khi các nh�
sản xuất, kinh doanh lấy nó làm vốn (thế chấp để vay ngân hàng) kinh doanh, đầu
tư sản xuất làm ra của cải xã hội và nó sẽ tác động trở lại làm tăng giá trị của
BĐS. Trong khi đó, thời gian qua, thị trường bất động sản không có tiền đổ vào
giá trị của nó “ảo” do sự thổi phồng của các nhà đầu cơ, xây dựng, bán đi, mua
lại giống như “thị trường chứng khoán” và rút ruột từ bản thân nó ra để “mua
xe”, “du lịch”, “ăn chơi”,… Chính vì lý do đó nó không vỡ mới là chuyện lạ,
chỉ béo một ‘người” và làm điêu đứng nhiều người, đến một số ngành lao vào đầu
tư như con thiêu thân, đến khi chết nghẻo lại kêu ca này nọ “Than ôi mấy anh
ngân hàng, Điện lực, Viễn thông…và các tập đoàn khác” việc của các anh làm
chưa tốt mà thích đầu tư vào thị trường này.

Bàn về giải pháp cho thị trường BĐS hiện nay, độc giả
Trần Đức Hương phân tích: Tôi nghĩ cần phải làm cụ thể từng dự án đưa ra mức giá
cụ thể cho một m2 nhà ở theo sơ đồ của tòa nhà, thông báo công khai trên các
thông tin đại chúng (giá phải sát với thị trường ). Các ngân hàng hỗ trợ tiền
vay với thế chấp chính căn hộ mà người mua đứng tên với số tiền chủ căn hộ đã
thanh toán mà còn thiếu. Với lãi suất ưu đãi từ 5 đến 10 năm.

Bạn Trường Sơn cũng đưa ra biện pháp: Để giải cứu BĐS, Nhà nước làm đồng bộ
các giải pháp mạnh: Điều tra nợ xấu BĐS; Nợ xấu ngân hàng, Chống tham nhũng từ
BĐS. Quốc hội thành lập ủy ban đặc biệt giải cứu BĐS. Điều tra điểm nổi cộm tại
mỗi tỉnh làm điểm 2 DNBĐS, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn làm điểm 5
DNBĐS (kể cả DNNN).

Độc giả Nguyễn Văn Tấn đề xuất: Nhà nước và doanh nghiệp thống nhất giá trần
hợp lý từng dự án công khai, khi thống nhất được nhà nước hỗ trợ người mua nh�
với lãi suất hợp lý, cố định trong thờ gian 20 năm. Tôi khẳng định thị trường sẽ
hồi phục theo hướng tích cực.

Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường BĐS hiện nay? Mời bạn đọc Vland
cùng đưa ra những giải pháp giải cứu thị trường BĐS để hi vọng vực dậy thị
trường vào năm mới, 2013. Bạn đọc cũng có thể gửi những ý kiến bình luận, những
bài viết đưa ra ý kiến của mình trước những chính sách của Bộ xây dựng nhằm vực
lại thị trường đầy khó khăn này.
 
 Những ý kiến góp ý xác đáng, có hiệu quả sẽ được đăng tải trên trang bất động
sản Vland và được trả nhuận bút theo quy định. Các giải pháp hay, được độc giả
bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn của chuyên trang bất
động sản Vland.
 
 Thời gian bắt đầu diễn đàn từ ngày 18/12/2012 và kết thúc vào 30/1/2013.
 
 Kính mời độc giả tham gia đóng góp ý kiến để những chính sách sắp tới Bộ xây
dựng đưa ra sẽ được đông đảo phản hồi và sự đồng tình của người dân nhiều hơn.
 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: vland@vietnamnet.vn

 


Thu Phương
(Tổng hợp)

 



No comments:

Post a Comment