"Không chỉ Mai Linh mà nhiều doanh nghiệp khác cũng bị tình trạng tương tự, đó là những cái chết do nhảy vào bất động sản. Nhiều lắm".
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan.
Ngay cả khi thị trường có xuống thì nhu cầu đối với dịch vụ vận chuyển với Mai Linh vẫn lớn, vị trí của họ đã quá tốt để có thể phát triển tiếp rồi.
Câu chuyện này là cái đau cái tiếc nhưng không chỉ Mai Linh mà nhiều doanh nghiệp khác cũng bị tình trạng tương tự. Đó là những cái chết do nhảy vào bất động sản, nhiều lắm.
Sai lầm này khiến họ phải trả giá như thế nào, thưa bà?
Cái mất lớn nhất của họ là làm mất, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, kể cả đầu tư dạng cho vay vốn, khách hàng trong các lĩnh vực họ kinh doanh, tất cả họ đều nghi ngại.
Đấy là cái mất lớn nhất, nhưng thôi thì giờ họ phải tập trung vào xử lý, tôi mong cái hướng giải quyết của họ là rút khỏi bất động sản tập trung vào ngành mà mình có sức mạnh.
Với doanh nghiệp nào cũng thế thôi cần phải tập trung vào chuyên môn của mình.
Ngoài sai lầm của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân quan trọng cũng là do sự dẫn dắt của chính sách khi mà nhà nước có những khuyến khích không đúng khiến các doanh nghiệp lao theo đầu cơ khi mà nhà nước để bất động sản phát triển quá nóng, nguồn tiền cho bất động sản quá dễ làm bất động sản sinh lời quá nhanh, quá lớn và quá dễ. Chính vì thế, nó mới lôi kéo nhiều doanh nghiệp nhảy sang như vậy.
Đó là một bài học lớn về chính sách còn các doanh nghiệp chắc sau này họ rút ra kinh nghiệm, họ sẽ tỉnh táo hơn và tôi cũng chỉ mong thế thôi.
- Liệu theo bà sẽ có cái chết mang tên Mai Linh?
Thực tâm tôi mong và hi vọng Mai Linh trụ được, còn đến có trụ được không hoặc trụ tới bao giờ thì vì không biết được nội tình của họ, nợ nần không biết thế nào, cũng không biết quy mô nợ các lĩnh vực khác nhau ra sao nên chịu không dám nói. Tôi cũng chỉ biết mong và hi vọng như vậy thôi.
Mai Linh là một trong những công ty hình thành từ nhỏ và lớn dần lên. Quá trình phát triển của họ tôi theo dõi thì rất thích. Với các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam vượt lên như thế là rất thích còn việc họ lâm vào khó khăn thì cũng chỉ từ mấy năm trở lại đây thôi. Đây là bài học rất lớn cho các doanh nghiệp.
Khi thành công ở lúc đỉnh cao thì rất cần lưu ý xem xét lại mình như thế nào, vì thường là đến lúc thành công trong lĩnh vực nhất định nhiều khi sẽ dẫn tới chủ quan nghĩ là mình giỏi trong cái này thì cũng sẽ giỏi trong cái khác và dễ bị những cái khác lôi cuốn.
Trên thế giới, người ta cũng đã rút ra bài học này rồi, các tập đoàn lớn trên thế giới bây giờ cũng thế. Lúc thành công là lúc người ta lo nhất vì khả năng khi lên đỉnh cao những người lãnh đạo dễ có những cái chủ quan không tự lượng được hết sức mình.
Theo bà, ai sẽ cứu được Mai Linh lúc này?
Nhà nước thì không rồi bởi nhà nước đâu có sức mà hỗ trợ đến mươi anh lớn như này. Khó lắm, vì tình trạng này đâu chỉ Mai Linh, nhiều lắm kể cả doanh nghiệp nhà nước. Đến doanh nghiệp nhà nước họ còn không tán thành nhà nước hỗ trợ để cứu những cái sai của họ nữa là đối những trường hợp như Mai Linh vì doanh nghiệp nhà nước còn liên quan tới tiền của dân đổ vào qua thuế cho nhà nước đầu tư vào.
Mai Linh là tập đoàn riêng thì càng khó.
Giải pháp cho Mai Linh lúc này chỉ có thể là họ phải rút khỏi bất động sản, thanh lý bớt tài sản, tập trung vào chuyên môn của mình và hi vọng mà thôi.
Tôi cũng mong họ sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Là một người gắn bó sâu nặng với doanh nghiệp, bà thấy thế nào khi đâu đó lại xuất hiện một điển hình kinh tế bị lún vào nợ nần, đổ vỡ?
Phải nói cái này đau lắm nhất là với những người như chúng tôi bao năm góp sức hình thành đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam, đau lắm từ anh nhỏ tới anh lớn liêu xiêu cả.
Tôi cũng rất là lo với tình trạng như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhảy vào mua lại và lấn át dần doanh nghiệp Việt Nam.
Cái khó chung của doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp nước ngoài hiện như thế nào?
Các doanh nghiệp nước ngoài họ không bị tác động vĩ mô nhiều như doanh nghiệp Việt Nam, chí ít không phải vay với lãi suất cao tới trên dưới 20% như doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài họ có vốn lớn, có lực khác, nguyên vật liệu đầu vào cung cấp ổn định, họ lại không bị ép. Thực sự, họ có nhiều cái hơn mình lắm.
Còn cái khó riêng của các doanh nghiệp vận tải như Mai Linh?
Đầu tư vào vận tải ở Việt Nam là vất vả lắm. Giá xăng dầu. phí trước bạ, phí giao thông, mỗi đầu xe cõng 9 thứ thuế phí mà còn muốn tăng nữa rồi lãi vay ngân hàng lớn, thời gian hoàn trả vốn khó hơn nước ngoài.
Bên cạnh đó, xe ở Việt Nam lại quá đắt, gấp 3 lần giá trên thế giới.
Tôi cũng vẫn chỉ mong những doanh nghiệp vận tải như Mai Linh và khối doanh nghiệp Việt nói chung tập trung đầu tư vào lĩnh vực thuận tay của mình để chèo lái qua giai đoạn khó khăn hiện này.
Xin cám ơn bà đã dành thời gian chia sẻ!
Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường BĐS hiện nay? Mời bạn đọc Vland
cùng đưa ra những giải pháp giải cứu thị trường BĐS để hi vọng vực dậy thị
trường vào năm mới, 2013. Bạn đọc cũng có thể gửi những ý kiến bình luận, những
bài viết đưa ra ý kiến của mình trước những chính sách của Bộ xây dựng nhằm vực
lại thị trường đầy khó khăn này.
Những ý kiến góp ý xác đáng, có hiệu quả sẽ được đăng tải trên trang bất động
sản Vland và được trả nhuận bút theo quy định. Các giải pháp hay, được độc giả
bình chọn nhiều nhất sẽ nhận được những phần quà hấp dẫn của chuyên trang bất
động sản Vland.
Thời gian bắt đầu diễn đàn từ ngày 18/12/2012 và kết thúc vào 30/1/2013.
Kính mời độc giả tham gia đóng góp ý kiến để những chính sách sắp tới Bộ xây
dựng đưa ra sẽ được đông đảo phản hồi và sự đồng tình của người dân nhiều hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: vland@vietnamnet.vn
Theo VTC News
No comments:
Post a Comment