Thursday, November 29, 2012

“Rừng luật” bất động sản

Khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, có nhiều cuộc họp mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân. Có một dãy rào cản đã lâu, bất cứ tại cuộc họp nào cũng bị "chỉ mặt" nhưng thực tế vẫn lì ra. Đó là "rừng luật" BĐS!

Văn bản quá nhiều

Đối với một dự án nhà ở, làm từ đầu đến cuối, ít nhất phải chịu sự điều chỉnh của 4 bộ luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Xây dựng. Trong lĩnh vực BĐS đang tồn tại hệ thống luật chồng chéo mà ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, từng nhận định là "rừng luật".

Nếu chọn Luật Đất đai 2003, bộ luật cơ bản trong lĩnh vực BĐS, nay đã gần 10 tuổi. Thời điểm ra đời, Luật Đất đai được xem là cuộc "cải cách" trong vấn đề đất đai, xác nhận sự tồn tại thị trường BĐS và cho phép 7 quyền cơ bản; thay đổi căn bản về bảng giá đất, mỗi năm định giá một lần; người có đất được "tự do" hơn khi đối với các dự án kinh doanh chủ đầu tư phải thương lượng… Kế đó, sự ra đời của hàng loạt văn bản hướng dẫn khác cũng đình đám không kém.

Đáng kể nhất, sự xuất hiện của "siêu" Nghị định 181 – 186 điều, bỏ 9 nghị định trước đó, đã gây chấn động khi quy định "không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở".

Tính đến nay có tổng cộng 73 văn bản pháp luật liên quan đến Luật Đất đai 2003, chỉ tính ở cấp trung ương, tức là Chính phủ và các bộ, bao gồm nghị định, thông tư, quyết định; còn các văn bản của địa phương cũng có chế tài thì chưa tính tới.

Một bộ luật khác khá đình đám, đó là Luật Nhà ở 2005, đã từng "bắt giò" nhiều dự án nhà ở với quy định xây xong móng mới được bán. Nếu tính cấp Chính phủ, bộ thì đến nay, bộ luật này đã có 49 văn bản hướng dẫn, còn cộng luôn những văn bản ra đời trước luật này vẫn còn có hiệu lực thì có tổng cộng 68 văn bản.


Bị chi phối bởi nhiều luật và văn bản dưới luật càng khiến thị trường BĐS trầm lắng

Thủ tục nhiêu khê


Một công trình xây dựng khu dân cư mới tại huyện Nhà Bè – TPHCM

Theo SGGP



No comments:

Post a Comment