Wednesday, October 31, 2012

Hơn 1 triệu tỷ đồng chôn trong "tảng băng" nhà đất


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (ảnh: Việt Hưng)

Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, trong đó liên quan gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng.

Vì vậy, "nếu sản xuất, kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao cùng với khó khăn của thị trường bất động sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, ngành thép; ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Do đó cũng ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản mà ảnh hưởng đến đời sống chung của người dân. Vì vậy, cần phải quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản", Bộ trưởng nói.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Dũng, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản phát triển tự phát phong trào và thiếu quy hoạch, kế hoạch, do đó dẫn đến cung rất lớn so với cầu. Hiện nay, cả nước có 2.399 dự án theo thống kê của 44 tỉnh thành và có xấp xỉ khoảng 71.000 ha đất cho bất động sản, riêng Hà Nội hiện nay có 368 dự án với khoảng 20.000 ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40% tức là 8.000 ha với 233 dự án.

Bên cạnh đó, hàng tồn kho cả nước hiện nay có 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng, và 25.870 m2 nhà văn phòng cho thuê. Điều này cho thấy, sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao, còn sản phẩm bất động sản cho người thu nhập thấp, những đối tượng xã hội thì rất ít.

"Về cơ cấu sản phẩm bất động sản rất bất hợp lý như tôi vừa nói, nhà diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân còn khó khăn và khả năng thanh toán của một nền kinh tế với một mức thu nhập bình quân hơn 1.300 USD/năm/đầu người thì hiện nay rất thiếu", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, ngành xây dựng đang tập trung rà soát các dự án bất động sản theo Chỉ thị 2196 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu những dự án cần phải dừng lại thì Hà Nội cũng dừng rất nhiều dự án. Và để "cứu" thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nhà ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.

Tại phiên họp này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép miễn, giảm thuế VAT cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất. Bộ trưởng cho hay, đây là ý kiến đề nghị của đại đa số các doanh nghiệp hiện nay.

Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở. Bộ trưởng còn đề nghị các địa phương, đặc biệt là hai trung tâm lớn về kinh tế là Hà Nội và TPHCM tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về vấn đề tồn kho vật liệu xây dựng, theo Bộ trưởng Dũng, hàng tồn kho vật liệu xây dựng đang tăng do tổng đầu tư xã hội giảm. Đối với gạch ốp lát vật liệu xây dựng nung và không nung, đặc biệt là kính xây dựng tồn kho khá nhiều, tương đương với hai tháng sản xuất. Riêng xi măng ước sản xuất 10 tháng đạt 44,1 triệu tấn tiêu thụ, như vậy tồn kho đã giảm. Tồn kho của xi măng chỉ bằng 17 ngày sản xuất, tức là 2,57 triệu tấn.

Như vậy, sản xuất xi măng nói tổng thể là tương đối an toàn và sản xuất được 85% công suất khai thác. Riêng Tổng Công ty xi măng Việt Nam ViCem 10 tháng sản xuất được 15,8 triệu xi măng clinker và đạt được 81% kế hoạch năm và tính đến 25/10 tồn kho 1,55 triệu tấn, tương đương với 20 ngày sản xuất…

Nguyễn Hiền 



Nhà đậu xe nhiều tầng ở TPHCM - Giải pháp hữu hiệu

Trong điều kiện diện tích đất dành làm bãi đậu xe hạn chế và các dự án bãi đậu xe ngầm chậm triển khai thực hiện gây ra cảnh thiếu chỗ đậu xe cho các loại phương tiện, thời gian qua, trên địa bàn TPHCM, một số đơn vị đã có sáng kiến xây dựng các nhà đậu xe lắp ghép nhiều tầng giúp cho việc gửi xe của người dân được thuận lợi.

Nhà giữ xe lắp ghép nhiều tầng làm tăng diện tích đậu xe, phục vụ nhu cầu gửi xe của người dân.

Tăng diện tích đậu xe

Vốn là bến xe khách liên tỉnh, hàng ngày có hàng ngàn lượt hành khách đến gửi xe mua vé đi lại khiến cho diện tích bãi giữ xe gắn máy nhỏ hẹp trở nên quá tải, nhất là những ngày lễ, tết. Trước tình hình trên, cuối năm 2010, Ban Giám đốc Bến xe miền Đông đã đưa ra ý tưởng xây dựng 2 nhà đậu xe 2 tầng dưới dạng lắp ghép có tổng sàn xây dựng gần 3.000m² với tổng vốn đầu tư khoảng 7 tỷ đồng. Sau khi bãi giữ xe đi vào hoạt động đã giúp hành khách khi đến bến mua vé đi lại có chỗ giữ xe an toàn, tiện ích.

Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe miền Đông cho biết: "Trước đây, vào dịp cuối tuần và lễ, tết lượng hành khách và thân nhân đến bến mua vé đi lại đông khiến bãi giữ xe gắn máy bị quá tải và bến phải mở rộng bãi giữ xe khu vực trước sân, chiếm hết lối đi lại. Nhưng từ ngày xây dựng bãi giữ xe lắp ghép nhiều tầng, chỗ gửi xe ở bãi xe lúc nào cũng thoải mái, mỗi ngày giữ hơn 4.000 lượt xe".

Còn Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM, có vị trí nằm ngay trung tâm TP, hàng ngày thu hút hàng ngàn lượt bạn trẻ đến học tập, sinh hoạt; trong khi diện tích bãi giữ xe chỉ là một khoảng đất trống với sức chứa khiêm tốn. Đó là chưa kể, ngoài việc giữ xe, cho các bạn trẻ đến học tập, sinh hoạt tại nhà văn hóa, hàng ngày bãi giữ xe này còn đảm nhận thêm việc giữ xe cho một số nhân viên văn phòng ở các tòa nhà cao ốc lân cận đến gửi xe, khiến cho bãi giữ xe trở nên quá tải.

Để giải quyết nhu cầu giữ xe cho người dân, đơn vị đã phối hợp với Xí nghiệp phục vụ công cộng thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP đầu tư xây dựng bãi giữ xe lắp ghép bằng thép với quy mô 1 trệt, 1 lầu với vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng.

Ông Trần Quang Long, Trưởng ban Kế hoạch – Tổng hợp Xí nghiệp phục vụ công cộng thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TPHCM chia sẻ: "Trước đây, khi chưa xây dựng nhà giữ xe cao tầng, những ngày nhà văn hóa tổ chức nhiều chương trình hoạt động, người vào bãi giữ xe phải xếp hàng dài chờ ở cổng để vào gửi xe. Thế nhưng, từ khi có thêm nhà giữ xe cao tầng đã giải quyết cơ bản việc gửi xe của các bạn trẻ và người dân những ngày cao điểm lên đến khoảng 3.000 – 4.000 lượt hành khách".

Bên cạnh các cơ quan công sở, bến xe, hiện nay một số công ty tư nhân, nhà nước cũng đã bỏ kinh phí ra đầu tư bãi giữ xe nhiều tầng phục vụ nhu cầu đậu xe của người dân. Công ty TNHH sản xuất cơ khí và cầu trục NMC đã xây dựng bãi đậu xe tự động dưới dạng sử dụng hệ thống xoay vòng tầng tại tòa nhà Thảo Điền, số 19 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh. Mới đây, Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (SAMCO) cũng đã khởi công khu văn phòng dịch vụ ô tô và nhà đậu xe cao 10 tầng tại phường Cô Giang, quận 1… Việc các đơn vị triển khai xây dựng nhà đậu xe lắp ghép nhiều tầng thời gian gần đây, ngoài việc tăng diện tích đậu xe còn giúp cho người dân khi gửi xe yên tâm.

Sớm nghiên cứu xây dựng nhà đậu xe 2 bánh tự động

Theo các nhà đầu tư, việc xây dựng nhà đậu xe lắp ghép cao tầng có nhiều tiện lợi là có thể xây dựng trên diện tích đất nhỏ, quá trình xây dựng dễ dàng, chi phí đầu tư thấp… Ông Trần Quang Long chia sẻ: "Từ thực tế đầu tư xây dựng nhà giữ xe lắp ghép cao tầng mà chúng tôi phối hợp với các đơn vị triển khai ở Công viên Đầm Sen, Nhà Văn hóa Thanh niên TP, tôi thấy việc xây dựng mô hình nhà giữ xe lắp ghép nhiều tầng để giải quyết chỗ giữ xe cho người dân rất hiệu quả và nên nhân rộng. Bởi lẽ, đối với những nhà giữ xe theo mô hình này không cần nhiều diện tích, nên đối với những nơi có diện tích hẹp có thể tận dụng khoảng không gian để gia tăng diện tích giữ xe".

Ngoài ra, do đây là nhà giữ xe được xây dựng dưới hình thức lắp ghép bằng thép nên giảm được chi phí đầu tư hơn nhiều so với các công trình xây dựng ngầm, cũng như dễ dàng di dời khi không sử dụng, thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên, do là mô hình khá mới nên TP cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị tham gia đầu tư trong việc cấp phép đầu tư để các đơn vị mạnh dạn đầu tư. Còn ông Thượng Thanh Hải kiến nghị: "Do việc xây dựng các nhà đậu xe này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư nên TP cần có ưu đãi cho các nhà đầu tư được thực hiện việc thu phí giữ xe theo một mức riêng, khác với mức phí quy định chung của UBND TP để các nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn".

Liên quan đến bãi đậu xe, nhà đậu xe trên địa bàn TP, mới đây Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã giao Giám đốc Sở GTVT phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện tiến hành rà soát kỹ quy hoạch tổ chức các bãi đậu xe, nhà đậu xe, hầm đậu xe trên từng địa bàn; quyết tâm xây dựng các nhà để xe 2 bánh tự động có kết cấu lắp ghép đơn giản trong thời gian tới.

Đình Lý



Chủ tịch HUD bất ngờ bị thay

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)



Bất động sản du lịch nước ngoài nhắm đến nhà đầu tư Việt Nam

Bất động sản du lịch nước ngoài nhắm đến nhà đầu tư Việt Nam

Đình Dũng

Một góc khách sạn Park Hyatt St. Kitts tại đảo quốc St. Kitts Nevis. (ảnh do công ty cung cấp)

(TBKTSG Online) – Ngày 31-10, Tập đoàn Range Developments đã giới thiệu đến nhà đầu tư tiềm năng tại Việt Nam dự án khách sạn Park Hyatt St. Kitts tại đảo quốc St. Kitts Nevis thuộc Khối thịnh vượng chung Anh tại vùng biển Caribe.

Nhà phát triển dự án đến từ Dubai này cho biết khách sạn Park Hyatt St. Kitts khi hoàn thành vào năm 2015 sẽ cung cấp 200 phòng khách sạn 5-sao và 50 biệt thự nghỉ dưỡng. giai đoạn đầu được xây dựng với 125 phòng và các tiện ích dịch vụ khác.

Dự án mời gọi nhà đầu tư tại Việt Nam theo hình thức mua cổ phần của dự án, theo đó nhà đầu tư sẽ chi khoảng 400.000 đô la Mỹ (hơn 8 tỉ đồng) để sở hữu một cổ phần trong dự án.

Với khoản đầu tư này, người mua và người thân của mình sẽ có thể nhập quốc tịch để trở thành công dân của đảo quốc này sau khi đóng thêm 150.000 đô la Mỹ (hơn 3 tỉ đồng) lệ phí chính phủ.

Theo quy định, người mua cổ phần có thể sang nhượng lại cổ phần cho người khác sau năm năm. Được biết lợi nhuận trên số vốn đầu tư khoảng 2%/năm.

Liên quan đến việc chuyển tiền ra nước ngoài, đại diện Công ty luật Harvey Law Group cho biết sẽ tùy vào trường hợp cụ thể để tư vấn về vấn đề này.



'Cục nợ' 1 triệu tỷ đồng bất động sản

Đây là một trong những biện pháp nhằm cứu thị trường bất động sản được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại Quốc hội ngày 31/10.
Nhiều căn biệt thư bỏ hoang trong khi người nghèo đang thiếu nhà ởThị trường bất động sản hiện nay được đánh giá rất khó khăn, đang bị đóng băng, rất ít giao dịch. Các doanh nghiệp bất động sản khó khăn nhưng một bộ phận lớn người nghèo vẫn thiếu nhà ở. Dư nợ tín dụng của bất động sản hiện khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu khoảng 6,6%.


"Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, trong đó cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn một triệu tỷ đồng".  

"Về cơ cấu sản phẩm bất động sản rất bất hợp lý , nhà diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân còn khó khăn và khả năng thanh toán của một nền kinh tế với một mức thu nhập bình quân hơn 1.300USD/đầu người thì hiện nay rất thiếu", Bộ trưởng Dũng nói. 

Theo ông Dũng, có khoảng 60% các dự án chưa giải phóng mặt bằng. Do vậy, cần yêu cầu chủ đầu tư phải cơ cấu lại các dự án, cơ cấu lại các sản phẩm để tăng các loại nhà ở xã hội phục vụ cho người thu nhập thấp thuộc các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Ông Dũng kiến nghị Ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng cho vay với nhà đầu tư và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.

Đồng thời, đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép miễn, giảm thuế VAT cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất.

"Các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm thế nào để các thủ tục chuyển đổi cơ cấu, các dự án phải được nhanh nhất, sớm nhất", ông Dũng nói.



Thu hồi đất, người dân phải được hưởng chênh lệch địa tô

Dự thảo luật Đất đai sửa đổi đang rất được quan tâm, với kỳ vọng có thể tháo gỡ tình trạng khó phân giải về việc xác định giá đất, thu hồi, bồi thường đất. Là cơ quan soạn thảo dự luật, Bộ TN-MT đề xuất 4 phương pháp xác định giá đất nhưng lại không nêu rõ trong luật mà giao cho Chính phủ quy định. Cách thức cụ thể sẽ dự kiến thế nào thưa ông?

Cách thức cụ thể sẽ được bàn bạc. Dự thảo vẫn quy định Nhà nước ban hành khung giá. Nhưng khác với trước đây, khung giá chỉ quy định cho các vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Còn dự thảo mới sẽ quy định dày hơn, chi tiết hơn như quy định ban hành khung giá cho khu vực giáp ranh giữa các địa phương. Như vậy, giá sẽ đảm bảo độ chính xác hơn.

Một vấn đề nữa là khung giá sẽ vẫn tồn tại ổn định trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở khung giá đó, các địa phương sẽ xây dựng bảng giá. Tất nhiên, bảng giá này cũng có sự thay đổi. Hiện có ý kiến cho rằng, bảng giá sẽ tính nhiều nội dung, bao gồm các loại phí và lệ phí khác. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bảng giá này chỉ tính một số nội dung; nội dung khác sẽ có giá riêng khi bồi thường.

Yêu cầu định giá sát giá thị trường ở đây có nghĩa là tham khảo giá. Tuy nhiên, đi vào cụ thể vấn đề này sẽ hết sức phức tạp, phải làm kỹ hơn như lập các cơ quan chuyên về định giá. Việc này sẽ được quy định trong các nghị định, không thể quy định hết trong luật.

Bộ trưởng TN-MT: Sẽ lập cơ quan chuyên môn để định giá đất (ảnh: Việt Hưng).

Việc xác định giá đất bồi thường không đúng với giá thị trường là một nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện đất đai hiện nay. Vì sao dự thảo không áp dụng quy định trưng mua, trưng bán như Hiến pháp đã thể hiện mà vẫn giữ quan điểm thu hồi đất?

Việc này được quy định tại hiến pháp và được quy định cụ thể trong luật Đất đai. Nếu đất tư nhân hóa như Nhật, Ý, việc sử dụng đất vào mục đích công cộng sẽ rất khó. Ví dụ, làm đường cao tốc là có biểu tình. Hiện nay, chúng ta đang trong công cuộc hiện đại hóa, nếu không xử lý được vấn đề này sẽ rất khó khăn.

Liên quan đến quy định thu hồi đất, có ý kiến cho rằng dự thảo luật vẫn mù mờ trong việc phân định dự án công cộng và dự án thương mại để có những cơ chế khác nhau, tránh làm lợi lớn cho nhà đầu tư mà người mất đất lại thiệt thòi?

Việc này sẽ được nghiên cứu, quy định rõ. Các dự án quốc phòng thì dễ xác định nhưng dự án vì mục đích công cộng, tiêu chí ra sao sẽ có quy định cụ thể trong Nghị định Chính phủ.

Vậy theo ông, hướng xử lý chênh lệch địa tô thế nào để tránh tình trạng “dân thiệt, nhà nước không được bao nhiêu, chỉ nhà đầu tư là lãi lớn” này?

Hướng thay đổi là quy định để người dân cũng được hưởng một phần trong khoản chênh lệch đó. Chẳng hạn, việc người dân được hỗ trợ đền bù, lấy từ chính khoản chênh lệch địa tô, nhưng trong luật chúng ta chưa nói thẳng ra như vậy. Hướng này sẽ khắc phục được vấn đề.

Trong giải phóng mặt bằng, trước nay chúng ta luôn hô hào khẩu hiệu để người dân có chỗ ở tốt hơn. Nhưng việc thực hiện thời gian qua chưa hẳn đã tốt. Bộ trưởng cho biết có điểm gì cải thiện hơn trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi lần này?

Đó là mong muốn của chúng ta, thể hiện trách nhiệm với người dân. Trách nhiệm này được đặt ra với những người thực thi công vụ và những người thực hiện chính sách. Còn về giá, giá đất hiện nay là do đầu cơ mang lại, không phải là giá thực. Việc xác định tiêu chí thế nào là sát giá thị trường cũng phải xem xét lại. Việc xây dựng giá đất gần với giá thị trường ở đây chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.

Hiện nay, các dự án sử dụng vốn của nước ngoài, yêu cầu về đền bù, bồi thường thu hồi đất rất cao. Vì sao chúng ta không áp dụng?

Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu. Làm gì cũng cần nghĩ đến lợi ích của người dân, nếu người dân được thì Nhà nước cũng được. Ai cũng nghĩ được vậy thì quá tốt.

Công tâm đánh giá, Bộ trưởng có cho rằng những thay đổi như trong dự thảo luật nêu ra sẽ  giải quyết được những vấn đề bức xúc về đất đai hiện nay?

Dự thảo lần này đặt ra nhiều mục tiêu. Thứ nhất là đất phải được sử dụng hiệu quả hơn. Thứ hai là công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi hơn khi người dân có lợi hơn, hài hòa lợi ích giữa người có đất, nhà nước và doanh nghiệp. Thứ ba là giảm khiếu kiện và tham nhũng đất đai.

Tất nhiên sẽ còn nhiều việc phải bàn, không thể giải quyết ngay được. Có người cho rằng nên tư nhân hóa hết. Nếu như vậy, đất của người nào cứ khư khư giữ lấy thì còn cần phải làm gì nữa.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

P.Thảo (ghi)



Tránh ách tắc trong cấp phép xây dựng, tạm thực hiện quy định cũ?

Nghị định 64 ngày 4-9-2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng (CPXD) theo quy định mới  có hiệu lực từ ngày 20-10, nhưng hàng trăm hồ sơ đang bị ách tắc. Hầu hết các hồ sơ đều không đáp ứng điều kiện để được CPXD theo quy định mới. Ngày 31-10, Sở Xây dựng TPHCM kiến nghị UBND TPHCM tiếp tục CPXD trong khi chờ chỉ đạo của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Cấp phép xây dựng theo quy định mới ách tắc vì TPHCM chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Ảnh: Huy Anh

Mỗi nơi một kiểu

Ghi nhận thực tế tại một số quận huyện cho thấy có nơi đã ngưng nhận hồ sơ xin CPXD vì có nhận cũng không thể CPXD theo quy định mới.  Có nơi vẫn thực hiện theo quy định cũ để CPXD. Một số quận-huyện, kể cả Sở Xây dựng TPHCM, vẫn tổ chức tiếp nhận hồ sơ nhưng không thể giải quyết CPXD được vì thiếu biểu mẫu.

"Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về mẫu đơn và giấy phép xây dựng để thực hiện nên chủ đầu tư (CĐT) không thể nộp hồ sơ xin CPXD. Hơn nữa, nếu cơ quan CPXD có nhận thì cũng không có mẫu để cấp. Trong khi đó, nếu vẫn sử dụng mẫu cũ thì trái quy định của pháp luật. Việc này đã gây ách tắc từ khâu nhận hồ sơ đến khâu CPXD"- đại diện Sở Xây dựng cho biết.

Chính vì thế trong khi chờ đợi hướng dẫn của Bộ Xây dựng (ngày 11-10, UBND TPHCM đã có công văn báo cáo và kiến nghị một số nội dung gửi Chính phủ và Bộ Xây dựng nhằm đảm bảo triển khai CPXD trên địa bàn TP nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi – PV), Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP một số nội dung để công tác CPXD không bị ngưng trệ cũng như không ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng hợp pháp của người dân.

Cụ thể, đối với nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu, cho phép tiếp tục áp dụng theo QĐ 135 và QĐ 45 của UBND TP quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu tại TPHCM để CPXD đối với diện tích nhà, đất phù hợp với quy hoạch. Những công trình còn lại nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 thì căn cứ vào các loại giấy phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch và các thông tin về chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để CPXD. Đối với các trường hợp thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 đủ điều kiện để CPXD theo NĐ 64/CP thì cho phép được tiếp tục sử dụng mẫu đơn và giấy phép xây dựng được ban hành kèm theo NĐ 12 của Chính phủ để giải quyết. Riêng mẫu giấy phép xây dựng phải bổ sung đầy đủ theo nội dung quy định của NĐ 64.

Nhằm xử lý chuyển tiếp những hồ sơ đã nộp trước ngày 20-10, Sở Xây dựng kiến nghị áp dụng theo QĐ 68 về CPXD trước đây của UBND TP để tiếp tục giải quyết cho người dân. "Các nội dung trên sẽ được thực hiện cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ hoặc hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Các nội dung khác vẫn thực hiện theo quy định tại NĐ 64" – Sở Xây dựng đề nghị.

Cho phép xây dựng tạm 3 tầng trong khu quy hoạch "treo"

Trước khi có NĐ 64, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho sửa đổi QĐ 68 về CPXD của TP theo hướng nhà ở trong phạm vi lộ giới, hẻm giới nhưng chưa có kế hoạch thực hiện thì được xây dựng tạm. Trong quá trình TP đang hoàn chỉnh và ban hành thì Chính phủ ban hành NĐ 64. Trong đó, NĐ 64 quy định chỉ có đối tượng nhà ở thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng chưa có quyết định thu hồi đất mới được CPXD tạm. Trong khi chờ ý kiến của Chính phủ, Sở Xây dựng cũng đã kiến nghị UBND TP thực hiện việc CPXD tạm cho người dân có nhà, đất trong khu vực không phù hợp quy hoạch.

Cụ thể, đối với trường hợp hiện trạng là đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư nhưng chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, sở kiến nghị giao cho UBND quận-huyện và tổ công tác liên ngành rà soát để xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế làm cơ sở cấp giấy chứng nhận nhà, đất; chuyển mục đích sử dụng đất và CPXD theo quy định. Trường hợp không thể điều chỉnh quy hoạch: nhà ở xây dựng trước ngày 1-7-2004 (Luật Đất đai có hiệu lực – PV) thì cho phép cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô không quá 3 tầng. CĐT phải cam kết tháo dỡ và không yêu cầu bồi thường khi quy hoạch được thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế và chịu toàn bộ chi phí tháo dỡ.

Đối với trường hợp nhà ở được xây dựng sau ngày quy hoạch được duyệt và công bố thì chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô, diện tích xây dựng căn nhà. Còn trường hợp đất nông nghiệp khác (đã có nhà ở trong khuôn viên khu đất) thuộc khu vực không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng có quyết định thu hồi đất mà người dân có nhu cầu xây dựng nhà ở trong khuôn viên khu đất đó để người thân trong gia đình ra ở riêng, phù hợp với quy định tách thửa của TP thì được CPXD tạm với quy mô không quá 3 tầng.

Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc lộ giới đường, hẻm "treo", Sở Xây dựng cũng kiến nghị phần hiện trạng nhà ở thuộc quy hoạch lộ giới được xây dựng trước ngày quy hoạch được phê duyệt và công bố thì được xét CPXD tạm theo hiện trạng nhà cũ hoặc tối đa không quá 3 tầng và được tồn tại cho đến khi cơ quan nhà nước ban hàng quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch. Đối với nhà trong hẻm (có lộ giới từ 12m trở xuống) phải đảm bảo quy định lộ giới cho các loại hẻm. Trường hợp nhà ở được xây dựng sau ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và công bố lộ giới thì chỉ được phép sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

Hạnh Nhung



10 triệu/m2 nhà, đòi thanh tra: Có nghĩ đến dân nghèo?

Với dần đến giấc mơ

Cách đây khoảng 2 năm, khi thị trường bất động sản đang trong thời kỳ thịnh vượng, giá mỗi m2 nhà đất ở Hà Nội đã có thời lên tới trên 90 triệu đồng/m2 ở những khu vực ven đô như Hà Đông, Hoài Đức,…Ngay cả giá nhà chung cư cũng lên 30 – 40 triệu đồng/m2.

Với những người lao động nghèo, người làm công ăn lương, mỗi tháng thu nhập 4 – 5 triệu đồng, việc sở hữu một căn nhà riêng ở Hà Nội cũng trở thành một giấc mơ không tưởng.

Thị trường bất động sản ảm đạm, cùng với làn sóng giảm giá đã đưa "giấc mơ" ấy về gần với hiện thực hơn, nhưng giá giảm rồi vẫn cao quá so với người lao động nghèo. Hàng loạt các dự án tuyên bố giảm tới gần 10 triệu đồng/m2, nhưng giá vẫn ở mức từ 17 – 20 triệu đồng/m2. Mức giá này so với thu nhập của người lao động thì vẫn là con số chưa thể với tới được.

Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân được các chuyên gia bóc tách khi phân tích vì sao giá nhà đất giảm mạnh, vẫn không có người mua, vì cung – cầu vẫn chưa gặp được nhau. Người có nhu cầu về nhà ở thì vẫn không đủ khả năng tài chính để mua nhà.

Chung cư Đại Thanh gây sốt thị trường Gần đây, việc chung cư Đại Thanh (Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) giảm giá "sốc", chỉ với 10 triệu đồng/m2, cùng với đó là việc bán các căn hộ có diện tích nhỏ từ 36 m2 trở lên, đã đưa giấc mơ có nhà của nhiều người làm công ăn lương thành hiện thực.

Trái hẳn với sự vắng hoe tại nhiều sàn bất động sản, sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh (Linh Đàm, Hà Nội) luôn đông nghẹt người mua. Lâu lắm rồi, ở Hà Nội, cảnh người dân chen nhau mua nhà đất mới lại xảy ra. Vì sao? Có lẽ câu trả lời chỉ đơn giản là mức giá mà người lao động mơ ước bấy lâu đã thành hiện thực và sản phẩm nhà này là phù hợp với nhu cầu cũng như "túi tiền" của đại đa số người dân. Nói cách khác, chủ đầu tư đã làm cho cung – cầu gặp nhau.

Tuy nhiên, việc giảm giá này lại khiến cho không ít doanh nghiệp bất động sản cho rằng chủ đầu tư của Đại Thanh đang phá giá, gây nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Thị trường thì phải để cạnh tranh

Chị Trần Thị Hà, một khách hàng mua dự án Đại Thanh cho biết, đã là thị trường thì buộc phải có sự cạnh tranh. Doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ thắng.

 
Ai bảo 10 triệu đồng là không có lãi. Lý do ai cũng biết đó là giá bị đội lên qua các tay đầu cơ mua đi bán lại nhiều lần.
Độc giả Nguyễn Minh Quang
 "Tôi cho rằng, đã là doanh nghiệp, là người làm ăn, không ai làm mà không tính đến bài toán lỗ – lãi. Mặc dù tôi theo dõi thông tin trên báo chí thấy nhiều doanh nghiệp nói rằng, mức giá 10 triệu đồng là không thể. Nhưng thực tế Đại Thanh đã bán với mức giá đó. Chủ đầu tư cũng nói là có lãi.

"Phá giá" hay không không quan trọng bằng việc giá đó đã khiến cho nhiều người lao động như chúng tôi cũng có thể mua nhà. Nếu vì thế mà cho rằng chủ đầu tư có "vấn đề" thì tôi nghĩ là các doanh nghiệp nên xem lại mình, xem vấn đề vì sao mình lại không hạ giá được như họ", chị Hà cho biết.

Anh Dũng, một nhà đầu tư ở Đống Đa, Hà Nội thì cho rằng, trước đây, bất động sản vốn được coi là lĩnh vực "siêu lợi nhuận". Người người, nhà nhà đều đổ xô vào lĩnh vực này. Có nhiều doanh nghiệp nhờ nhà đất mà "phất" lên nhanh chóng. Giá bất động sản có thời được đẩy lên tới vài trăm phần trăm so với giá thực.

Gần đây, mặc dù giảm giá mạnh, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, giảm giá 50% vẫn có lãi. Vậy thì giá căn hộ chung cư 10 triệu đồng/m2 cũng là hợp lý. Phải chăng đây chính là mức giá thực mà bất động sản đang đi tìm kiếm.

"Tôi cho rằng, mức giá này là phù hợp và công bằng đối với cả người bán và người mua. Khi bất động sản bị thổi giá, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lãi lớn thì không có kêu ai cứu cho người mua, đến bây giờ khi bất động sản về giá trị thực thì lại muốn cấm bán hạ giá. Điều này là vô lý”.

Còn theo bác Nguyễn Văn Mạnh, một khách hàng mua dự án Đại Thanh thì: "Giá giảm, người dân được lợi, tại sao lại phải kiểm tra. Tôi không tin một dự án đình đám như vậy mà chủ đầu tư dám làm "bậy".

Còn tất nhiên, chấp nhận mua với giá 10 triệu đồng/m2 thì chúng tôi chấp nhận không có nội thất, chấp nhận các thiết bị sẽ ở hạng "xoàng", thay vì cao cấp".

Cũng theo bác Mạnh, các doanh nghiệp chân chính nếu lo bị ảnh hưởng thì nên tính toán lại bài toán kinh doanh của mình, chấp nhận ôm một đống hàng tồn kho hay tiếp tục chấp nhận chia sẻ khó khăn, hạ giá bán, để người dân có thể tiếp cận được.

"Khi giá bất động sản bị "thổi" lên trời, vì sao các doanh nghiệp không đề nghị cơ quan nhà nước vào kiểm tra và xem xem tại sao giá cao như vậy? Cũng không ai yêu cầu ra chính sách quy định giá trần bất động sản.

Bây giờ thị trường đi xuống, có doanh nghiệp bán giá thấp thì lại cho là bán phá giá. Nếu sòng phẳng ra, tôi nghĩ tất cả nên để thị trường quyết định", bác Mạnh nói.

Ngay sau khi loạt bài về nhà giá rẻ đăng tải trên báo điện tử VTC News, rất nhiều độc giả cũng cho rằng, giá 10 triệu đồng/m2 là một mức giá hợp lý, người bán vẫn có lãi và người mua thì cũng có thể mua được.

Độc giả Nguyễn Minh Quang cho biết, đơn giá xây dựng nhà chung cư hiện nay là 6 triệu đồng/m2 (đây là thông tin của một đơn vị tư vấn xây dựng có uy tín công bố), nhân với 1,25 là các công trình chung như: hành lang, cầu thang, sân vườn…Tính chung lại là 7,5 triệu đồng/m2. Như vậy, với giá 10 triệu đồng/m2, chủ đầu tư vẫn lãi 2,5 triệu đồng/m2.

“Ai bảo 10 triệu đồng là không có lãi. Lý do ai cũng biết đó là giá bị đội lên qua các tay đầu cơ mua đi bán lại nhiều lần.

Các cơ quan qui hoạch vẽ chủ yếu để làm giá đất, hầu hết là bị “treo” hoặc “không khả thi”. Ai lỡ dại mua rồi thì “ôm”, trừ khi có ai dại hơn mua lại thì giá lại lên thêm một nấc nữa. Và khi đến “end-user” – người dùng cuối sẽ là người dại nhất.

Khi thị trường đóng băng, các “End-user” này không bán được hàng sẽ lâm vào trạng thái “khủng hoảng”, “nợ xấu” … “, anh Quang phân tích.

Cũng theo anh Quang, muốn không để đất trống nhà trống mà dân không có chỗ ở chỉ có một cách, những sản phẩm không lưu thông được (theo thời hạn qui định) thì nhà nước sẽ đưa vào bảng giá nhà đất của khu vực do Uỷ ban nhân dân Tỉnh định giá.

“Nếu giá thấp, anh lỗ thì anh phải chịu. Vì trước đó họ đã lãi khủng nhiều rồi, bằng chứng là đại gia bất động sản nào cũng ở nhà lầu, đi xe hơi”, anh Quang viết.

Nên từ bỏ ý nghĩ lãi khủng

Còn theo một độc giả khác tên Đông, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp nên từ bỏ ý nghĩ lãi khủng, mà chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ ít.

Các doanh nghiệp bất động sản nên cơ cấu lại sản phẩm, và giá bán sao cho phù hợp với đại đa số người lao động, công chức nhà nước, còn nếu bán giá cao, diện tích không phù hợp với túi tiền của người dân thì chỉ bán được cho một bộ phận nhỏ, khoảng  5 – 10% người có khả năng mua mà thôi.

Còn giới đầu cơ thì thời điểm này còn đang loay hoay, đáo nợ, thoát hàng, hoặc ngồi im chờ cơ hội, nên 1 – 2 năm tới thị trường sẽ khó mà sôi động được.

Nhu cầu mua nhà thì rất lớn, nhưng chủ yếu là người ít tiền, nên cũng phải có chính sách hỗ trợ từ doanh nghiệp,ngân hàng và nhà nước.

Mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng thẳng thắn nêu quan điểm ủng hộ việc hạ giá và đặt mục tiêu hàng đầu là người thu nhập thấp có nhà.

"Hạ giá, bán nhà giá rẻ là chủ trương của Chính phủ, Chính phủ giao đã cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính làm sao để người thu nhập thấp có thể mua được nhà. Một số giải pháp tuy nhiều người không đồng tình, nhưng nếu giải quyết được nhu cầu nhà ở thì Chính phủ cũng đồng ý", Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Châu Anh



Tọa đàm “Giải vây cho thị trường nhà đất”

Một dự án căn hộ tại TPHCM. Theo số liệu của một công ty tư vấn nước ngoài,
tại TPHCM và Hà Nội đang tồn kho khoảng 70.000 căn hộ. Ảnh: TẤN THẠNH

Từ thực tiễn đó, chiều nay, 1-11, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Giải vây cho thị trường nhà đất" với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng và chuyên gia kinh tế. Mời bạn đọc đón xem thông tin trên Người Lao Động Online và Báo Người Lao Động số ra ngày 2-11.



Tọa đàm “Giải vây cho thị trường nhà đất”

Một dự án căn hộ tại TPHCM. Theo số liệu của một công ty tư vấn nước ngoài,
tại TPHCM và Hà Nội đang tồn kho khoảng 70.000 căn hộ. Ảnh: TẤN THẠNH

Từ thực tiễn đó, chiều nay, 1-11, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Giải vây cho thị trường nhà đất" với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng và chuyên gia kinh tế. Mời bạn đọc đón xem thông tin trên Người Lao Động Online và Báo Người Lao Động số ra ngày 2-11.



Nợ xấu về bất động sản lên tới 1 triệu tỷ đồng

Nội dung vừa nói là báo cáo của Bộ trưởng xây dựng Trịnh Đình Dũng trước Quốc hội vào ngày hôm nay. Với con số tín dụng chôn trong thị trường bất động sản như vậy đang làm tăng thêm sức ép của tiền tệ khi ngân hàng thiếu thanh khoản và nhà đất vẫn đóng băng chưa có phương án khả thi nào giải quyết số nhà tồn kho không thể bán được.

Bộ trưởng xây dựng cũng nêu lên con số nợ xấu 1 triệu tỷ đồng trong khu vực bất động sản chiếm 57% tổng dư nợ. Tình trạng này đe dọa nghiêm trọng kinh tế vĩ mô và mọi chính sách kinh tế đều rất khó hoàn thành.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết đa số các dự án nhà đất đều kẹt lại không thực hiện đựơc do ngân sách đã co lại. Bộ trưởng Dũng đưa ra đề nghị nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp vay ưu đãi trong các dự án nhà xã hội cho cả người mua vì khả năng người dân không thể mua đựơc một căn nhà với giá hiện nay.

Không riêng gì các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn mà ngay cả các công ty bất động sản ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam cũng gặp bế tắc. Nhiều dự án lớn đã được đăng ký trước đây nhiều năm đã dậm chân tại chỗ không thể thực hiện, Các khu đô thị như Hạ Long Star tại Quảng Ninh, khu đô thị Đa Phước và Jade Center tại Đà Nẵng hay khu chung cư Quốc tế Booyoung tại Hà Nội đều xây dựng dở dang.

Tại thành phố HCM nhiều dự án lớn cũng không thể thực hiện. Tập đoàn Berjaya có tổng số vốn đăng ký lên đến 4 tỷ rưỡi đô la nhưng không tiến hành với lý do có xây dựng xong cũng không bán được.

Theo báo cáo của Quỹ Vinaland do Vina Capital quản lý thì tình trạng nhà bán ra của nhiều công ty rất tồi tệ. Trong 8 tháng đầu năm nhiều khu đô thị và các biệt thự của ba tỉnh Đồng Nai, Nha Trang, Đà Nẵng chỉ bán đựơc tổng cộng 58 căn nhà.



Tìm giải pháp lành mạnh hóa nền kinh tế

Thị trường vàng đã ổn định hơn, giải quyết nợ xấu và tồn kho sẽ tập trung vào thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng, lương sẽ tăng từ 1-7-2013. Đó là những vấn đề nóng được đề cập và một số lãnh đạo bộ, ngành giải đáp trong phiên Quốc hội (QH) thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngày 31-10.

Các đại biểu Quốc hội trao đổi trong giờ giải lao. Ảnh: Minh Điền

Là một trong những người bấm nút đầu tiên để phát biểu với mục đích giải trình về những vướng mắc xung quanh vấn đề nóng bỏng hiện nay là việc cân đối ngân sách để tăng lương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích, do những khó khăn của việc thu ngân sách nên việc tăng lương theo lộ trình ở thời điểm 1-5 khó thực hiện được do khó cân đối 60.000 – 65.000 tỷ đồng, chưa kể cần 29.000 tỷ đồng bố trí thực hiện mức lương tối thiểu lên 1,05 triệu đồng vừa qua và phụ cấp công vụ 25% thêm 4 tháng trong năm 2013. Tuy nhiên, qua nhiều thảo luận tại tổ và hội trường, tiếp thu ý kiến ĐB, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, báo cáo QH dự kiến trình QH xem xét quyết định phương án tăng lương tối thiểu chung cho cán bộ công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công (khoảng 8 triệu người) ở mức 100.000 đồng/người/tháng bắt đầu từ ngày 1-7-2013. Tổng số kinh phí cần khoảng 20.700 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương phải lo 18.400 tỷ và ngân sách địa phương phải lo 3.300 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5%; kiểm soát lạm phát 7% – 8%, con số 20.700 tỷ đồng sẽ được cân đối từ việc giảm đầu tư công khoảng 10.000 tỷ đồng trình QH cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2013 ở mức 55.000 – 60.000 tỷ đồng, nhưng vẫn đảm bảo tổng mức 225.000 tỷ đồng đã được QH quyết định cho cả giai đoạn đến năm 2015; tiết kiệm chi ngân sách trung ương 10%, khoảng 1.600 tỷ đồng… Với ngân sách địa phương, 3.300 tỷ đồng lấy ở 10% tiết kiệm chi thường xuyên và 50% tăng thu dành để làm lương còn lại ở một số địa phương.

Thị trường vàng ổn định

Nhận khuyết điểm về những thông tin về quản lý thị trường vàng gây nhiều cách hiểu khác nhau, trong phần giải trình của mình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã đề cập khá cụ thể về lĩnh vực này.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong nền kinh tế có khoảng từ 300 – 400 tấn vàng, tương đương 15 – 20 tỷ USD. Nguồn vốn này không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh và bị chôn chặt vào vàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao NHNN xây dựng đề án chống vàng hóa với các mục tiêu chính: để biến động của giá vàng không làm ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế và có thể huy động ngược trở lại nguồn vốn này cho việc phát triển kinh tế – xã hội…

Để làm được điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng. Từ tháng 5 trở lại đây, dù giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau khá lớn, từ 1 – 3 triệu đồng/lượng nhưng đã không còn hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, tỷ giá ổn định. Từ tháng 5 đến nay hệ thống ngân hàng đã mua lại được 60 tấn vàng tương đương khoảng 3 tỷ USD, nhà nước đã mua khoảng 10 tỷ USD.

Liên quan đến ý kiến về độc quyền vàng miếng SJC, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, kể từ ngày 25-5 tất cả các đơn vị dập vàng miếng kể cả Công ty SJC đều phải chấm dứt dập vàng miếng. NHNN thực hiện vai trò độc quyền nhà nước được dập vàng miếng và NHNN chọn mác vàng SJC là mác vàng của NHNN vì thực tế vàng SJC chiếm 93% – 95% của thị phần nên được chọn để tránh xáo trộn trên thị trường vàng miếng cũng như chi phí phải dập lại.

Chưa hài lòng với giải thích của Thống đốc, ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận xét, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế có cho rằng cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Nhận định này khác với trình bày của Thống đốc vừa rồi là cơ chế quản lý vàng bước đầu đã mang lại kết quả cực kỳ quan trọng.

"Tôi cho rằng nhận định này còn có vẻ nhẹ nhàng, còn né tránh trước vấn đề rất nóng trong thời gian qua. Chúng ta đang ngồi đây và ngoài kia hàng đoàn người đang xếp hàng để chuyển đổi, để kiểm định, để có bao bì mới của SJC". ĐB Hiến nhìn nhận, từ khi NHNN tăng cường quản lý và siết chặt kinh doanh vàng thì thị trường vàng chia làm hai: SJC và phần còn lại. Trong khi giá vàng phần còn lại bán sát giá vàng thế giới thì SJC luôn cao hơn 2 – 3 triệu đồng.

Giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu

Để khơi thông nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết nợ xấu, theo ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), ngân hàng cần xem xét tiếp tục khoanh nợ, tiếp tục cho vay. Trên quan điểm này, ĐB đề nghị ưu tiên giải cứu thị trường bất động sản để tạo sức phát triển mới cho nền kinh tế. ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) lo ngại, muốn xử lý nợ xấu cần tập trung phân tích, bóc tách cho được nợ xấu, làm rõ các doanh nghiệp nợ xấu bao nhiêu, riêng các tập đoàn, tổng công ty nợ xấu bao nhiêu. Thông thường khi vay mà không trả được nợ thì ngân hàng sẽ siết nhà, siết đất nhưng ngân hàng vẫn không siết nợ là vì sao? Có những nợ không phải là nợ xấu mà có những loại nợ quá xấu, không bao giờ có thể đòi được.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết hiện các ngân hàng đang tích cực trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, từ nay đến cuối năm nay, ngân hàng nào không trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro sẽ không cho chia cổ tức, NHNN sẽ có các biện pháp thanh tra giám sát để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng trước tiên phải phục vụ vấn đề xử lý nợ xấu.

Đề cập đến vai trò quan trọng của việc giải quyết hàng tồn kho bất động sản, phá băng thị trường này trong giải quyết nợ xấu, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, trong đó liên quan gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ, tức hơn 1 triệu tỷ đồng.

Điểm đáng lo ngại trong tồn kho lĩnh vực này, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng là thị trường bất động sản phát triển tự phát, thiếu quy hoạch dẫn đến cung lớn hơn nhiều so với cầu. Hiện cả nước có 2.399 dự án tại 44 tỉnh, thành và có xấp xỉ khoảng 71.000ha đất cho bất động sản. Hàng tồn kho cả nước hiện nay có 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 25.870m² nhà văn phòng cho thuê. Như vậy, sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao, còn sản phẩm bất động sản cho người thu nhập thấp, những đối tượng xã hội thì rất ít. Vốn cho các dự án bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng và đóng góp của người dân mua nhà. Do vậy, khi hàng không bán được, thị trường đóng băng, nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn.

Giải pháp tháo gỡ cho vấn đề này, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng là mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nhà ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất; cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở…

Ngọc Quang


Nâng cao hiệu lực kiểm toán và giám sát sử dụng ngân sách

Chiều 31-10, QH thảo luận về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2013.

Đánh giá chung tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2012 là tích cực, song ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần đánh giá rõ hơn những mặt hạn chế, yếu kém; trong đó có công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thu. Ví dụ như, Cảng Vân Phong là điển hình của lãng phí chiến lược. Vốn đầu tư ban đầu từ 3.000 tỷ đồng, năm 2007, vào thời điểm khởi công lên 6.000 tỷ đồng, nay lên đến 10.000 tỷ đồng. Năm 2013, đề nghị siết chặt kỷ luật ngân sách, cụ thể là xử lý nghiêm khắc hơn đối với chi vượt dự toán; thực hiện nghiêm các kết luận của kiểm toán, thanh tra.

Về lâu dài, cần sửa Luật Kiểm toán theo hướng nâng cao hiệu lực pháp lý của kiểm toán. QH phải tăng cường giám sát ngân sách, đây là loại giám sát khó, nhưng rất quan trọng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của QH.

Bày tỏ lo lắng về tính ổn định của cân đối ngân sách, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) đề nghị cân nhắc khoản chi cải cách tiền lương, đặc biệt là dự kiến cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển để phục vụ mục đích này, bởi như vậy có thể phải đình hoãn một loạt công trình. Nếu cắt thì chỉ cắt các khoản chi lễ hội, đi nước ngoài, chi thường xuyên… để tập trung tăng lương cho nhóm cán bộ nghỉ hưu, đối tượng chính sách.

Chia sẻ quan điểm này, ĐB Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH, nói: "Tôi cũng phấn khởi khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính hứa tăng lương, nhưng không hiểu sẽ co kéo từ đâu, nếu từ phần chi đầu tư phát triển thì phải xem xét kỹ, tác động của việc này như thế nào". ĐB Nguyễn Đức Kiên cũng quan ngại về việc ngân sách phải bố trí chi trả nợ công tới 103.700 tỷ đồng, nghĩa là "hút dầu lên cả một năm bán đi không đủ để trả nợ".

ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) lại cho rằng: "Phải tăng chi mới có thu. Mà tăng lương tối thiểu cũng là giúp gia tăng nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất". Tính toán tăng nguồn thu cũng là vấn đề được nhiều ĐBQH khác quan tâm, trong đó đề nghị tập trung thu đúng, thu đủ từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng không đồng tình với dự kiến thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cũng cho rằng phải đánh giá chính xác tác động xã hội của loại phí này đến người dân, doanh nghiệp. Quy định bỏ ân hạn thuế trong tạm nhập tái xuất có nguy cơ "đánh thẳng" vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là thủy sản, trong khi nhiều DN trong lĩnh vực này "đang ngoắc ngoải, nay lại phải chôn thêm vốn vào nguyên liệu nhập khẩu". ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị phát động đề xuất sáng kiến tăng thu; đồng thời mở chiến dịch quyết liệt xử lý nợ thuế tồn đọng nhiều năm…

Nhìn nhận tình hình thu ngân sách là cực kỳ khó, song ĐB Võ Thị Dung (TPHCM) đề nghị: "Tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị gương mẫu trong tiết kiệm chi tiêu công. Nhân dân chờ đợi những hành động thiết thực của QH". 

Ngay sau đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng phải tính toán tiết kiệm để nâng mức trợ cấp cho những đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp quá thấp; các cán bộ hưu trí… Ngoài ra, sẽ dành thêm một phần nào đó cho những cán bộ đang hưởng lương quá thấp, 2 – 3 triệu đồng/tháng. Có thể chưa điều chỉnh lương tất cả được như mức Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nói, nhưng sẽ ưu tiên những đối tượng như vậy. Chúng ta cũng không nên cắt giảm đầu tư phát triển nhiều quá, như vậy các vùng khó khăn sẽ phải chịu thiệt thòi.

Anh Thư


Về việc tăng lương cho cán bộ, công chức, nghỉ hưu
Trình phương án xem xét trong dự toán ngân sách

Sáng 31-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, sau khi tiếp nhận ý kiến nhiều ĐBQH, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dự kiến trình Quốc hội xem xét phương án tăng mức tiền lương tối thiểu chung cho cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công ngay khi xem xét quyết định dự toán ngân sách trong kỳ họp này. Sau đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Phạm Thị Hải Chuyền và Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề của xã hội Trương Thị Mai đã trao đổi thêm về vấn đề này với báo giới.

Tôi nghĩ mức tăng tiền lương tối thiểu chung cho cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công như vậy chưa đáp ứng được mong muốn, nhưng trong điều kiện thu chi ngân sách hiện nay thì đấy đã là một sự cố gắng lớn rồi.

Về tăng lương tối thiểu ở khối doanh nghiệp (DN), chúng tôi đã làm việc với cả người lao động và người sử dụng lao động. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu đề nghị của 5 hiệp hội ngành hàng về vấn đề này. Người sử dụng lao động đồng ý tăng lương; nhưng phản ánh là DN đang gặp khó, chi phí sản xuất tăng… Hiện nay mức tối thiểu chia làm 4 vùng; cao nhất 2 triệu đồng/tháng, thấp nhất có hơn 1 triệu đồng/tháng, nhìn chung chỉ đảm bảo được trên 60% nhu cầu sống tối thiểu nên chắc chắn phải tăng. Nhưng đúng là cũng phải có lộ trình; nếu yêu cầu tăng lương nhanh quá, DN đóng cửa thì người lao động cũng không có việc làm chứ chưa nói đến thu nhập. Từ quan điểm của cơ quan lập chính sách, chúng tôi thấy cần có lộ trình tăng ngay năm 2013 và chúng tôi đã đề xuất với Chính phủ sẽ tăng từ 1-1-2013, nhưng thay vì tăng đủ 100% như lộ trình thì chỉ tăng khoảng 20% mà thôi. Nếu Chính phủ chấp thuận đề xuất, bộ sẽ thông báo trước cho DN tháng 11 để họ lên phương án, chuẩn bị nguồn lực.

Ngay cả lương cán bộ, công chức cũng không thể xử lý hiện nay, tức là như nhau cả được. Khu vực hành chính Nhà nước phải tiếp tục đi lên và phải đạt mức lương cơ bản để người ta an tâm với công việc, toàn tâm toàn ý đóng góp cho Nhà nước. Còn khu vực dịch vụ công là khu vực có thu, hoạt động theo luật viên chức, hoàn toàn có thể tạo cơ chế bằng cách có lộ trình tăng giá học phí, viện phí, các dịch vụ công cơ bản… dùng cái đó để quay trở lại đầu tư cho các đơn vị này. Cho nên có thể lấy lương từ khu vực dịch vụ này chuyển sang cho khu vực hành chính. Chúng ta không thể sử dụng một tỷ lệ quá cao ngân sách để chi cho lương mà chỉ có thể sử dụng một phần hợp lý, trên cơ sở phân công lại, chứ người dân không thể chấp nhận một bộ máy Nhà nước quá đông và sử dụng toàn bộ chi phí trả lương quá lớn từ ngân sách. Tất nhiên cần phải có lộ trình. Muốn làm vậy phải cho phép khu vực dịch vụ công quyền chủ động trong việc thu – chi của mình.

Anh Phương ghi



GS Đặng Hùng Võ: Nguy cơ tăng khiếu kiện đất

Vấn đề đất đai đã được Ban Chấp hành TW Đảng xem xét ở hai Hội nghị lần thứ 5 và thứ 6 vừa qua. Hội nghị lần thứ 5 đã có kết luận ban hành vào ngày 15/5/2012. Chiều ngày 15/10 vừa qua, Đồng chí Tổng bí thư của Đảng đã đọc diễn văn bế mạc Hội nghị lần thứ 6 và Hội nghị cũng đã ra Thông báo trong cùng ngày. Tiếp theo, Hội nghị lần thứ 6 sẽ ban hành Nghị quyết mới về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.

Theo những tài liệu đã được ban hành, có thể hiểu rằng đường lối chung của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai đã được quyết định, nội dung cụ thể bao gồm:

Một là, ban hành Nghị quyết của Trung ương nhằm mục tiêu: thứ nhất là để lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội; thứ hai là để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là tình trạng đầu cơ, lãng phí, tham nhũng, tranh chấp, khiếu kiện kéo dài; thứ ba là để bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư, góp phần ổn định chính trị – xã hội.

Hai là, tiếp tục khẳng định đất đai thuộc chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, cần được xác định cụ thể, phù hợp với từng loại đất, đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất.

Ba là, quy hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, liên thông với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất; phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, hiệu quả đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và các đơn vị hành chính trong cả nước; bảo đảm đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các dự án có mục đích xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bốn là, xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

Năm là, quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Sáu là, thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất, mở rộng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải tỏa, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng. Không để các nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Bảy là, tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trên thị trường bằng quan hệ cung – cầu; rà soát pháp luật về thuế liên quan đến đất đai và bất động sản, các ưu đãi về thuế để đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng chậm đưa vào sử dụng hoặc bỏ hoang đất đã giao, đã cho thuê; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng tạo ra.

Tám là, thực hiện giá đất do Nhà nước quy định phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và với mục đích sử dụng đất, tình hình kinh tế – xã hội của cả nước, các vùng, miền và địa phương trong từng thời kỳ. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành bảng giá đất; bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất sao cho linh hoạt, phù hợp hơn với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất.

Chín là, không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định số 64/CP (ngày 27-9-1993). Tiếp tục quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và mở rộng hơn thời hạn so với quy định hiện hành. Tiếp tục quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng cần nâng cao hơn hạn mức có chú ý đến đặc điểm của từng vùng, phù hợp với từng giai đoạn và giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

Mười là, có cơ chế, chính sách đặc thù về việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mười một là, cần nghiêm túc thực hiện theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự. Các cơ quan có thẩm quyền phải đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật; củng cố hệ thống thanh tra đất đai, tòa án các cấp đáp ứng thực thi nhiệm vụ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai.

Cuối cùng, Bộ Chính trị chỉ đạo khẩn trương tổng kết, đánh giá tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, trong đó có đánh giá việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường để có chính sách, biện pháp quản lý phù hợp.

Nhiệm vụ đầu tiên của việc thực hiện các chủ trương chính trị về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai là xây dựng các điều luật sao cho bảo đảm việc thực hiện tốt nhất các chủ trương này. Nếu xây dựng luật pháp mà chỉ đưa nguyên các nội dung của chủ trương chính trị thành điều luật mà người ta vẫn gọi là “luật hóa nghị quyết của Đảng” thì quá thường, thể hiện cách làm theo tư duy đơn giản. Điều luật phải được coi là hệ thống pháp lý bảo đảm thực hiện đúng chủ trương chính trị của Đảng trong cuộc sống thực tế.

Thách thức lớn

Đối với mỗi quá trình quản lý, có thể lựa chọn 2 mô hình: một là mô hình có điều khiển, hay còn gọi là mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung; hai là mô hình tự điều chỉnh, hay còn gọi là mô hình thị trường. Về lý thuyết, mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung có ưu việt hơn nếu người chỉ huy là người thực sự tài giỏi và trong sạch. Trên thực tế, điều kiện này thường khó đạt được hoặc ít nhất là không bảo đảm luôn luôn đạt được.

Chính vì vậy mà đã có lúc người ta thích dùng mô hình thị trường tự do. Thực tế cho thấy mô hình này cũng chứa đựng nhiều nhược điểm. Từ đó, các nhà lý luận đưa ra cách áp dụng kết hợp cả mô hình tự điều chỉnh dựa vào quy luật của thị trường và mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung dựa vào tác động điều tiết mang tính chỉ huy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự thành công của mô hình hỗ hợp này luôn phụ thuộc vào cơ chế, mức độ tác động của Nhà nước vào thị trường. Nước ta cũng đã quyết định áp dụng mô hình thị trường có sự quản lý của Nhà nước cho nền kinh tế.

Từ phân tích lý thuyết và kinh nghiện thực tế cho thấy mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung dễ dẫn tới quyết định sai khi người giữ thẩm quyền có trình độ kém và dễ dẫn tới tham nhũng khi người giữ thẩm quyền có đạo đức kém. Nếu quyết định áp dụng mô hình này thì pháp luật phải tạo đủ chế tài để kiểm soát, giám sát được toàn bộ quá trình ban hành các quyết định chỉ huy.

GS. Đặng Hùng Võ

Tất nhiên, việc chuyển dịch đất đai theo cơ chế Nhà nước thu hồi đất luôn kéo theo một chuỗi vấn đề khác từ quy hoạch sử dụng đất; Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tới các hệ lụy phát sinh từ chuỗi vấn đề này. Tất cả những bức xúc về đất đai đang tồn tại gồm tham nhũng, khiếu kiện của dân, thực thi pháp luật yếu kém, làm mất tính ổn định trong sử dụng đất đều là hệ lụy của cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Như vậy, có thể thấy thách thức lớn nhất trong xây dựng pháp luật đất đai là giải quyết được các bức xúc lớn đang tồn tại khi chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất.

Trong giai đoạn 10 năm 1993 – 2003, cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư được Nhà nước phê duyệt, mặc dù Luật quy định chỉ áp dụng cho các dự án vì mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh (không gồm các dự án vì mục đích kinh tế). Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo 2003 – 2013, phạm vi áp dụng của cơ chế Nhà nước thu hồi đất cho các dự án vì mục đích kinh tế bị thu hẹp lại và khuyến khích áp dụng cơ chế tự thỏa thuận cho các dự án vì mục đích kinh tế. Trong khoảng 2 năm đầu thực hiện, cả nhà đầu tư và những người đang sử dụng đất đều hoan nghênh cơ chế tự thỏa thuận nhưng sau đó một số khoảng 20% tới 30% người đang sử dụng đất đòi hỏi quá cao đối với nhà đầu tư đã làm hỏng cơ chế này. Nhiều địa phương đã đề nghị áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với phần đất đai còn lại sau khi cơ chế tự thỏa thuận đã thành công trên 70% tới 80% đất đai của dự án. Rất tiếc đề nghị này không được các cơ quan Trung ương chấp thuận.

Theo kết luận của Hội nghị TW lần thứ 5 và lần thứ 6 vừa qua, chủ trương chính trị về chính sách, pháp luật đất đai đã được quyết định, trong đó mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung được áp dụng tuyệt đối cho quá trình chuyển dịch đất đai. Nhà nước thực hiện quyền thu hồi đất đối với tất cả các dự án đầu tư theo quy hoạch sử dụng đất và không cho phép áp dụng cơ chế tự thỏa thuận. Đương nhiên, đã là quyết định của Đảng thì mọi người dân phải thực hiện. Như vậy, việc xây dựng Luật Đất đai sửa đổi đang đứng trước những thách thức rất lớn như đã nói trên: đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật đất đai trên nguyên tắc áp dụng mô hình kế hoạch hóa chỉ huy tập trung của Nhà nước đối với chuyển dịch đất đai nhưng phải giải quyết được những bức xúc lớn đang tồn tại về tham nhũng nhiều trong quản lý đất đai; về khiếu kiện nhiều của dân có liên quan tới thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về yếu kém trong thực thi pháp luật ở các địa phương và về sử dụng đất thiếu ổn định, không hiệu quả của nông dân, của những người thuộc nhóm yếu trong xã hội. Giải pháp nào trong hệ thống luật pháp đất đai để vượt qua thách thức lớn này sẽ là trọng tâm của Luật Đất đai sửa đổi.

Chưa đột phá

Tất nhiên, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi không thể khác với các chủ trương chính trị đã được kết luận trong Hội nghị lần thứ 5 và lần thứ 6 vừa qua của Ban Chấp hành TW Đảng. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được xây dựng trên tinh thần giữ nguyên Luật Đất đai 2003 với sửa đổi, bổ sung kỹ thuật một số điều; xếp đặt lại các chương mục; luật hóa nội dung kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành TW; luật hóa một số điều của một số Nghị định của Chính phủ, chuyển một số điều từ Bộ luật Dân sự vào Luật Đất đai; bổ sung chế độ chung về sử dụng đất cho các công trình ngầm và giao Chính phủ quy định cụ thể. Điểm lại cụ thể có thể chỉ ra 12 điểm thay đổi so với pháp luật đất đai hiện hành bao gồm:

1.   Có một số điều chỉnh kỹ thuật trong phân loại đất để thuận lợi hơn trong quản lý.

2.   Thẩm quyền quyết định về đất đai và quản lý đất đai được chuyển từ Ủy ban nhân dân sang Chủ tịch Ủy ban nhân dân và có ba điều chỉnh nhỏ về phân thẩm quyền cho cấp tỉnh.

3.   Thống nhất chỉ áp dụng hình thức Nhà nước cho thuê đất đối với đất được sử dụng có thời hạn cho các tổ chức kinh tế và tổ chức sự nghiệp.

4.   Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường cho nhà đầu tư đối với các dự án treo không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng tiến độ.

5.   Thu hồi đất theo dự án áp dụng cho mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không kinh doanh, quốc phòng, an ninh; thu hồi đất theo quy hoạch được áp dụng cho các dự án vì mục đích lợi nhuận thông qua cơ chế đấu giá đất; cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và những người đang sử dụng đất thông qua chuyển nhượng, thuê hoặc nhận góp vốn chỉ được thực hiện đối với các dự án nhỏ.

6.   Quyền địa dịch của cộng đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự nay đưa vào Luật Đất đai.

7.   Thời hạn sử dụng đất của nhóm đất nông nghiệp tăng lên thống nhất là 50 năm.

8.   Hạn mức diện tích nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của Nhà nước và trao thẩm quyền quy định cụ thể cho Chính phủ.

9.   Có một số quy định chung về sử dụng đất cho các công trình ngầm và giao cho Chính phủ quy định cụ thể (không quy định độ sâu, độ cao mà người sử dụng đất bề mặt có quyền sử dụng).

10.     Tích hợp quy hoạch theo tổng diện tích và quy hoạch theo phân vùng và bổ sung các quy định chi tiết về nội dung; lấy nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; tích hợp quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

11.     Khung giá đất của Chính phủ bao gồm cả giá đất tại khu giáp ranh giữa các địa phương cấp tỉnh; bỏ chế độ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố bảng giá đất hàng năm; xác lập quyền tiên mãi của Nhà nước đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

12.     Thanh tra đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai thực hiện theo các Luật chung.

Những đổi mới như trên chắc chắn không phải là những cải cách đáng kể nhằm giải quyết các bức xúc nóng về đất đai đang đang diễn ra trên thực tế, nhất là khi chỉ áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất trong quá trình chuyển dịch đất đai. Dự thảo Luật chưa tạo được những bước đột phá quan trọng nhằm giải quyết được những bức xúc hiện tại về đất đai trên cơ sở tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ thực tế. Nội dung của Dự thảo như vậy có thể chuyển về dạng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai để dễ áp dụng trên thực tế.

Dự thảo Luật còn phát triển cao hơn hướng tăng cường quyền lực của Nhà nước mà chưa hướng thêm tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất, chưa thể hiện toàn diện về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cách tiếp cận này không những không làm giảm nguy cơ tham nhũng và khiếu kiện của dân về đất đai mà còn có khả năng tăng cao hơn sau khi thực thi Luật này trên thực tế.

Theo GS Đặng Hùng Võ

Vietnamnet



Kiểm tra các dự án bất động sản tại Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 31-10, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Xây dựng chủ trì cùng các Bộ Kế hoạch – đầu tư, Tài chính, Tài nguyên – môi trường, Văn phòng Chính phủ đã về kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 2196/CT-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Đoàn liên ngành thăm khu tái định cư 2.000 căn hộ sẽ bàn giao 500 căn vào cuối năm nay của dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng. Ảnh: V.Nam

 Theo báo cáo của UBND tỉnh, số lượng dự án phát triển nhà ở của tỉnh gần 380 dự án với tổng diện tích sử dụng đất trên 16.900 hécta, diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội gần 1.120 hécta. Các dự án được tiếp tục triển khai  là 369 dự án và 4 dự án phải điều chỉnh. Số lượng dự án phát triển nhà ở  có quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội là 115 dự án. Tổng diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch hơn 820 héc ta.

Đoàn cũng đã đi kiểm tra thực tế tiến độ dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng của Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai  (Dona Co.op) và một số dự án bất động sản khác tại Long Thành và Nhơn Trạch.

Ngày 1-11, đoàn tiếp tục làm việc với UBND tỉnh về vấn đề này.

Vân Nam

 

 



Đất sao Hỏa giống ở Hawaii

Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM

Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương – Giấy phép số 1872/GP- BTTTT cấp ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Địa chỉ: 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn
Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 – 2011.

Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
tin từ website này.

[Đầu trang]
runbyvccorp



Tập trung vào người nghèo để cứu BĐS

- Bộ trưởng Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản hiện rất khó khăn, đang bị
đóng băng, rất ít giao dịch. Các doanh nghiệp bất động sản thì gặp khó còn một
bộ phận lớn dân nghèo vẫn thiếu nhà ở.


Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Tổng dư nợ liên quan đến bất động sản hơn một triệu tỷ
đồng

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tiết
lộ trước QH sáng nay, tổng dư nợ liên quan đến bất động sản đến nay vào
khoảng hơn một triệu tỷ
đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng
203.000 tỷ, trong đó tỷ lệ nợ xấu 6,6%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng tính toán, nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến
bất động sản, trong đó liên quan gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để
đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này
khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn một triệu tỷ đồng.

"Vì vậy nếu sản xuất, kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao
cùng với khó khăn của thị trường bất động sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều
ngành sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, ngành thép, ảnh
hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô", ông
Dũng cảnh báo.

Và kéo theo là ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các doanh nghiệp
liên quan đến bất động sản mà ảnh hưởng đến đời sống chung của người dân. Cần
phải quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này, theo Bộ trưởng.

Ông Trịnh Đình Dũng cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
thì phải khắc phục các nguyên nhân gây ra khó khăn bất động sản.

Thứ nhất, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản phát triển tự phát v�
thiếu quy hoạch, kế hoạch, do đó dẫn đến cung rất lớn so với cầu. Trong đó chủ
yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao. Rất ít nhà diện tích nhỏ,
giá rẻ phù hợp với người thu nhập thấp và nhà ở xã hội.

Mặt khác, vốn cho các dự án chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng là chính và vốn
đóng góp của người dân mua nhà. Nên khi hàng không bán được, thị trường đóng
băng, nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn. Chính phủ đang tập trung
hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây
dựng nói chung, đặc biệt là liên quan đến phát triển đô thị và kinh doanh bất
động sản. Yêu cầu chủ đầu tư phải cơ cấu lại các dự án, tăng các loại nhà ở xã
hội.

Thứ ba, cùng với Ngân hàng Nhà nước mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nh�
ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.

Ông Dũng cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ cho phép miễn, giảm thuế giá
trị gia tăng cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để
ở lần đầu. Cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất.

Doanh nghiệp cũng đề xuất được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nh�
ở. Hai thành phố lớn sớm giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu dự án.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề xuất một số giải pháp để xử lý tồn kho với vật
liệu xây dựng. Chẳng hạn, khuyến khích dùng vật liệu trong nước…

"Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bằng cách hướng doanh nghiệp bất
động sản vào nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp sẽ đạt được nhiều mục
đích", ông Dũng nói.


Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng
Nguồn clip: VTV



Mới đáp ứng gần 1/6 nhu cầu nhà cho người thu nhập thấp

Trong buổi làm việc với nguyên Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi, ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, với tỉ lệ đô thị hóa hơn 1%/năm (tương đương các đô thị tăng thêm 1 triệu người/năm).

Nhưng "thị trường BĐS ở Việt Nam phát triển thiếu cân đối, các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển nhà ở thương mại diện tích lớn, giá cao nên một bộ phận lớn người dân không có khả năng tiếp cận nhà ở thương mại này"- Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nam: Khó khăn của Việt Nam trong việc lo nhà ở cho người dân ở khu vực đô thị là giá đất ở đô thị rất đắt, nguồn lực từ phía nhà nước rất hạn chế.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ những người nghèo ở khu vực nông thôn, đô thị, và những vùng bị thiên tai để họ có điều kiện có nhà ở. Song, khó khăn chính của Việt Nam là việc lo nhà ở cho người dân ở khu vực đô thị vì giá đất ở đô thị rất đắt, nguồn lực từ phía nhà nước rất hạn chế.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Nam, từ nay đến năm 2015 Việt Nam cần khoảng 250.000 căn hộ cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, nhất là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, nhưng hiện tại mới đáp ứng được hơn 40.000 căn hộ.

Theo Thứ trưởng Nam, trong điều kiện kinh tế của thế giới, khu vực, cũng như Việt Nam vẫn còn khó khăn, Việt Nam đang tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, như nguồn vốn ODA, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển nhà ở.

Nguyên Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi thay mặt đoàn các doanh nghiệp về phát triển nhà ở của Malaysia cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội là một thách thức lớn. Theo ông, nếu tập trung phát triển nhà ở tại hai thành phố là Hà Nội và TP HCM sẽ làm tăng gánh nặng hạ tầng cho hai thành phố này, nhất là vấn đề đất đai ở trong thành phố rất giới hạn.

Ông Badawi đề nghị Việt Nam nên xây dựng đô thị vệ tinh đảm bảo điều kiện sống tốt, và nhà nước có thể hỗ về giao thông để người dân thuận tiện trong việc đi lại. Điều đó sẽ giải quyết được các thách thức, như giảm ùn tắc giao thông ở đô thị, và điều kiện sống của họ cũng sẽ tốt hơn.

Về kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội tại Malaysia, ông Badawi cho biết: Ở Malaysia có sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngân hàng và người mua nhà, và có sự cam kết. Nếu người mua không trả tiền, thì ngân hàng sẽ phải trả tiền để dự án có thể hoàn thành. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải dành 10%  để cho vay mua nhà thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi. Đất được Chính phủ cho không với điều kiện 50% nhà ở phải để cho người thu nhập thấp, và cần có sự phối hợp giữa người dân và ngân hàng để người dân có thể mua nhà thu nhập thấp đó. Người được mua nhà thu nhập thấp có thể trích một phần lương hằng tháng để trả (khoảng 25-30% tiền lương), và Ngân hàng cho vay cũng rất an toàn vì người mua nhà chỉ phải trả bằng ½ giá của thị trường.

Tại buổi làm việc này, các doanh nghiệp Malaysia bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực nhà ở xã hội và đề nghị phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ người mua nhà được vay với giá ưu đãi.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định: hiện tất cả các dự án nhà ở đều phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội và yêu cầu các địa phương chủ động quy hoạch quỹ đất dành cho nhà ở xã hội. Phía Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để các doanh nghiệp Malaysia nhanh chóng có mặt trên thị trường nhà ở Việt Nam./.



“Tá hỏa” khi bỗng dưng đất mình bị người khác đến xây nhà

Đất mua xong bỗng bị người khác đến "chiếm" để xây nhà

Theo đơn phản ánh của ông Trương Trọng Phương (tạm trú 74 Quang Trung, phường 1, Thị xã Quảng Trị), ông có lô đất số 201 ở Khu đô thị Nam Đông Hà, phường Đông Lương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Diện tích 161m2, mục đích sử dụng: đất ở tại đô thị; thời gian sử dụng là lâu dài.

Lô đất này được ông Phương mua vào năm 2005, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 705209 của UBND Thị xã Đông Hà cấp ngày 20/6/2005 cho ông Phương (chủ hộ) và vợ sử dụng. Từ đó đến nay, hàng năm ông Phương đều nộp thuế đất đầy đủ.

Tuy nhiên, vào giữa tháng 5/2011, ông Phương bỗng "phát hoảng" khi tự dưng thấy ông Lê Thiên Thành đến xây dựng phần móng nền trên lô đất 201 của mình. Ngày 6/8, ông Phương đã có đơn trình báo "Về việc xây nhà trái phép trên đất của tôi" gửi UBND TP Đông Hà, Phòng Quản lý Đô thị địachính TP Đông Hà và UBND phường Đông Lương.

Ngôi nhà lầu 3 tầng của ông Lê Thiên Thành nằm chễm chệ trên đất của ông Trương Trọng Phương

Đến ngày 24/8/2011, ông Đặng Trọng Vân, Trưởng phòng TNMT TP Đông Hà đã chủ trì cuộc họp giải quyết kiến nghị về đất ông Phương. Nhưng kết luận cuối buổi họp, chỉ xác định việc… cấp giấy CNQSDĐ lô đất của cả 2 ông Phương và Thành trên cơ sở bản vẽ Hoàn công cắm mốc phân lô và Quyết định phê duyệt giá của UBND tỉnh Quảng Trị và Hồ sơ đấu giá đất do Ban QLDACSHT tỉnh (nay là TTPTQĐ tỉnh). Qua đó, xác định lô ông Phương thuộc số 201,còn lô ông Thành là số 203 kế bên.

Nhưng riêng việc kiểm tra hiện trạng, lập biên bản xây dựng trái phép của ông Thành trên đất ông Phương vẫn không thấy nhắc đến trong cuộc họp này (?!)

Bức xúc trước việc làm này, ông Phương tiếp tục gửi đơn đề nghị giải quyết vụ việc lần 2 cho UBND TP Đông Hà. Ông đề nghị cần làm rõ việc xem xét xây dựng nhà trái phép của ông Thành; kiểm tra lại quy trình thủ tục hồ sơ cấp giấy phép xây dựng cho ông Thành và đình chỉ ngay việc thi công nhà của ông Thành và chuyển trả lại mặt bằng cho gia đình mình để xây dựng.

Ngày 6/10, Phòng Quản lý đô thị TP Đông Hà đã nhóm họp và xác định ông Thành đã xây nhà trên đất ông Phương ở lô số 201. Giấy phép xây dựng được cấp cho ông Thành là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, sơ đồ mặt bằng xây dựng ngày 31/5/2011 của UBND TP Đông Hà cấp cho ông Thành là chỉ được phép xây trên đất thuộc quyền sử  dụng của mình ở lô số 203. Cuộc họp cũng chỉ kết thúc tại đây và không có ý kiến giải quyết gì thêm.

Sổ đỏ của ông Phương về lô đất 201

Tỉnh kết luận ông Thành đã sai khi xây dựng nhà trái phép trên đất người khác

Không đồng tình với những cách giải quyết "xoa dịu" mà không đi thẳng vào vấn đề, ông Phương đã gửi đơn lên tỉnh. Ngày 26/12/2011, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã có đơn số 3580/UBND-ND về việc giải quyết đơn kiến nghị của ông Trương Trọng Phương gửi UBND TP Đông Hà.

Trong đơn đã chỉ ra rõ việc làm sai trái của ông Thành như sau: "Việc phản ánh của ông Trương Trọng Phương là có căn cứ; Ông Lê Thiên Thành đã xây dựng nhà ở trái phép trên đất ở hợp pháp của ông Trương Trọng Phương".

Sổ đỏ của ông Phương về lô đất 201

Tỉnh đã yêu cầu UBND TP Đông Hà khẩn trương tiến hành đình chỉ hành vi xây dựng trái phép và tiến hành xử lý vi phạm hành chính hành vi chiếm đất, vi phạm trên lĩnh vực hoạt động xây dựng của ông Lê Thiên Thành.

"Đồng thời, để tránh lãng phí về tài sản do hành vi xây dựng trái phép gây ra, UBND TP Đông Hà chỉ đạo UBND phường Đông Lương, các phòng ban liên quan vận động ông Lê Thiên Thành và ông Trương Trọng Phương thỏa thuận với nhau phương thức giải quyết, đảm bảo thấu tình đạt lý. Trường hợp 2 bên không thỏa thuận được thì buộc phải yêu cầu ông Lê Thiên Thành khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật" – ông Nguyễn Hữu Dũng kết luận cách giải quyết ở cuối đơn này.

Tuy nhiên, thật khó hiểu những động thái của UBND TP Đông Hà. Phải chờ đến 3 tháng sau khi có chỉ đạo của tỉnh, trùng với lúc nhà ông Thành xây hoàn thiện trên đất ông Phương, vào tháng 3/2012 UBND TP Đông Hà mới có quyết định đình chỉ và xử phạt hành chính ông Thành. Cho đến nay, chính quyền TP Đông Hà cũng chưa giải quyết giữa 2 bên, khi ông Thành vẫn ở trong nhà mới xây trên đất người khác. Và ông Phương vẫn tiếp tục đi kêu cứu đến các cơ quan báo chí.

Sổ đỏ của ông Phương về lô đất 201
Nhưng sự chậm chạp hay có gì “mập mờ” sau vụ việc của UBND TP Đông Hà khiến gần 1 năm sau khi có tỉnh chỉ đạo mà thành phố vẫn chưa giải quyết được việc ông Phương (ngoài cùng bên phải) đòi lại được miếng đất của mình

Có một điều nhập nhằng và khó hiểu, là trong bản vẽ hoàn công cắm mốc phân lô, lô xuất phát có số 195 (theo dãy lô số lẻ) đến lô thứ tư là lô số 201, trùng với diện tích trong sổ đỏ đã cấp cho vợ chồng ông Trương Trọng Phương. Trái ngược lại với bản vẽ hoàn công cắm mốc, tại bản quy hoạch phân lô đấu giá, lô xuất phát là lô số 197, mất 1 lô 195, nên đến lô thứ ba là lô số 201. Phần diện tích lô 201 mới này không trùng với diện tích sổ đỏ được giao cho ông Trương Trọng Phương. Điều này chứng minh bản vẽ hoàn công cắm mốc phân lô và bản quy hoạch phân lô đấu giá đã có sự khác nhau!

Ngày 25/10, PV báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Chính – Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị về vấn đế này.

"Đây là thiếu sót của UBND TP Đông Hà trong việc chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh.

Qua kiểm tra, đã xác định ông Thành xây nhà trên lô đất số 201 là không đúng với quy hoạch phân lô, đấu giá. UBND TP Đông Hà đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo gỡ. Nhưng đến nay quyết định này đang bị ông Thành khiếu nại.

Khi Tòa án xem xét xử lý nếu thừa nhận thì quyết định của UBND TP Đông Hà có hiệu lực. Lúc đó, sẽ buộc ông Thành phải thực hiện chế tài nộp phạt hành chính và tháo gỡ công trình. Việc ông Thành có giấy phép xây dựng nhưng không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật buộc phải chịu trách nhiệm về hậu quả.

Quan điểm của UBND tỉnh, sẽ cho kiểm tra lại toàn bộ vụ việc xem chậm ở khâu nào, ai làm chậm, lý do làm sao. Sau khi Tòa án có quyết định chính thức tỉnh sẽ có bước xử lý tiếp theo một cách nghiêm khắc đối với từng cán bộ, phòng ban liên quan đã để xảy ra sự việc.

Riêng bản quy hoạch phân lô đấu giá và bản vẽ hoàn công cắm mốc phân lô có sự khác nhau, UBND tỉnh sẽ yêu cầu BQLDA CSHT tỉnh, Sở Xây dựng – cơ quan duyệt quy hoạch có văn bản báo cáo cụ thể rồi trả lời cho báo chí sau" – ông Chính cho biết ý kiến.

Đại Dương



Bộ trưởng Xây dựng: Cần “phá băng” bất động sản

Khó khăn nhiều mặt

Báo cáo trước Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, thị trường bất động sản hiện đang rất khó khăn, đóng băng, rất ít giao dịch, tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ cao.

Sản xuất, kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao cùng với khó khăn của thị trường bất động sản ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, ngành thép, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Khó khăn đó cũng ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản mà ảnh hưởng đến đời sống chung của người dân.  

Thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định cần phải quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, muốn vậy phải khắc phục các nguyên nhân gây ra khó khăn cho bất động sản.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong thời gian qua, thị trường bất động sản phát triển tự phát và thiếu quy hoạch, kế hoạch, do đó dẫn đến cung rất lớn so với cầu. Hiện nay cả nước có 2.399 dự án theo thống kê của 44 tỉnh thành và có xấp xỉ khoảng 71.000 ha đất cho bất động sản, riêng Hà Nội hiện nay có 368 dự án với khoảng 20.000 ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40%, tức là 8.000 ha với 233 dự án….

Sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao còn sản phẩm bất động sản cho người thu nhập thấp, những đối tượng xã hội thì rất ít.

Về vốn, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, vốn cho các dự án bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng là chính và vốn đóng góp của người dân mua nhà. Khi hàng không bán được, thị trường đóng băng, nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn.

Từng bước tháo gỡ khó khăn

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ đang tập trung hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng nói chung, đặc biệt là liên quan đến phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản để tăng cường sự kiểm soát thống nhất trong phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản cả về quy hoạch và theo kế hoạch.

Bộ trưởng cũng cho biết, Chỉ thị 2196 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các dự án, trong đó yêu cầu những dự án cần phải dừng lại. Hiện tại Hà Nội cũng dừng rất nhiều dự án, khoảng 60% các dự án hiện nay chưa giải phóng mặt bằng và yêu cầu chủ đầu tư phải cơ cấu lại các dự án, cơ cấu lại các sản phẩm để tăng các loại nhà ở xã hội phục vụ cho người thu nhập thấp…

Cùng với đó, ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng cho vay đối với nhà đầu tư nhà ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép miễn, giảm thuế VAT cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu; cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất; cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, các địa phương, đặc biệt là hai trung tâm lớn về kinh tế là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các thủ tục chuyển đổi cơ cấu, các dự án phải được nhanh nhất, sớm nhất./.



    Bất động sản: 'Tảng băng' 1 triệu tỷ đồng

    Cả 1 triệu tỉ đồng tồn kho bất động sản không chỉ là nguồn lực chết của ngân hàng, của các doanh nghiệp mà còn là nguồn lực của dân, nguồn kiều hối và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Sau một thời gian dài tăng trưởng "bong bóng", thị trường bất động sản (BĐS) đang được xem là "tội đồ" gây ách tắc, nợ xấu cho nền kinh tế. Thị trường này đóng băng khiến đầu ra của nhiều hàng hóa liên quan bế tắc, kéo theo nguồn lực lớn trong xã hội bị tê liệt.

    Những con số khổng lồ

    Theo đánh giá của giới chuyên môn, giá đất trong 10 năm qua đã tăng khoảng 10 lần, đồng điệu với tốc độ tăng của dòng tiền đổ vào nền kinh tế nói chung và BĐS nói riêng. Vào thời kỳ đỉnh cao, tổng dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế (năm 2011). Một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy tại thời điểm tháng 6-2011, dư nợ BĐS chiếm 9,95% tổng dư nợ, tương đương 245.000 tỉ đồng. Tỉ lệ này khá cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan 6%, Malaysia 7%..

    Năm 2012, vốn ngân hàng (NH) đổ vào BĐS có giảm do chính sách thắt chặt tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất. NH Nhà nước cho biết tính đến ngày 20-4, tồn kho BĐS trị giá khoảng 158.000 tỉ đồng, còn theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia là 350.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, con số này không tính số tài sản vay thế chấp bằng BĐS. Nếu tính cả khoản này, dư nợ có thể tăng vọt vì 70% giá trị khoản vay đều được thế chấp bằng BĐS.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đến nay, quy mô tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã vượt ngưỡng 2 triệu tỉ đồng. Dư nợ cho vay BĐS chiếm đến 50% tổng dư nợ có nghĩa là thị trường này đang chôn vốn khoảng 1 triệu tỉ đồng và đây chính là hàng hóa tồn kho lớn nhất, gây trì trệ cho hoạt động của nhiều ngành sản xuất khác.

    Một dự án khu dân cư dở dang ở khu đô thị mới Nam TPHCM.

    Theo các chuyên gia kinh tế, đến thời điểm này vẫn chưa có thống kê đáng tin cậy về quy mô của "tảng băng" BĐS vì đây là thị trường không minh bạch. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết từ trước đến nay, tồn kho BĐS không có trong danh mục thống kê, còn Bộ Xây dựng gần đây mới có văn bản gửi đến các doanh nghiệp (DN) yêu cầu cung cấp số liệu về hàng tồn kho.


    Rủi ro chéo

    Cả triệu tỉ đồng tồn kho BĐS không chỉ là nguồn lực chết của NH, của DN mà còn là nguồn lực của dân. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, dư nợ cho vay kinh doanh BĐS từ NH chiếm khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào thị trường BĐS. Bên cạnh đó là dòng vốn tiết kiệm của dân cư, kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy BĐS là kênh đầu tư ưa thích của nhiều hộ gia đình ở các TP, chiếm 34% tổng số hộ gia đình có hoạt động đầu tư. Phân tích số liệu của các tổ chức tín dụng cho vay đầu tư BĐS theo nhu cầu cũng cho thấy 68% người vay tiền với mục đích đầu tư, chỉ có 32% mua để phục vụ nhu cầu nhà ở. Tương tự, đến 52% kiều hối được đầu tư vào BĐS. GS-TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng vốn của dân mắc kẹt trong BĐS không nhỏ do cơ chế bán nhà trên giấy, DN huy động vốn của người mua nhà để triển khai dự án với mức huy động có thể lên đến 70%…

    Đáng lưu ý là tỉ lệ cho vay BĐS cao chủ yếu ở các NH thương mại quy mô nhỏ, cá biệt có NH dư nợ BĐS chiếm tới hơn 50%. Do thị trường BĐS phụ thuộc nhiều vào tín dụng NH nên rủi ro chéo giữa 2 khu vực này rất lớn. Nay giới đầu cơ rút khỏi thị trường, BĐS ế ẩm vì mất cân đối cả về cung cầu và cơ cấu hàng hóa. Hậu quả là DN và NH đang mắc vào vòng luẩn quẩn: DN không bán được hàng để trả nợ NH hoặc vay vốn, còn NH dù nắm đằng chuôi là có tài sản thế chấp nhưng cũng không xử lý được nợ xấu vì không biến được BĐS thành tiền.



    Dư nợ bất động sản 'hơn 1 triệu tỷ đồng'

    - Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tiết lộ trước QH sáng nay, tổng dư nợ liên quan đến bất động sản đến nay vào khoảng hơn một triệu tỷ
    đồng.

    Bộ trưởng Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản hiện rất khó khăn, đang bị
    đóng băng, rất ít giao dịch. Các doanh nghiệp bất động sản thì gặp khó còn một
    bộ phận lớn dân nghèo vẫn thiếu nhà ở.


    Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng

    Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng
    203.000 tỷ, trong đó tỷ lệ nợ xấu 6,6%.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Xây dựng tính toán, nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến
    bất động sản, trong đó liên quan gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để
    đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này
    khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn một triệu tỷ đồng.

    "Vì vậy nếu sản xuất, kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao
    cùng với khó khăn của thị trường bất động sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều
    ngành sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, ngành thép, ảnh
    hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô", ông
    Dũng cảnh báo.

    Và kéo theo là ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các doanh nghiệp
    liên quan đến bất động sản mà ảnh hưởng đến đời sống chung của người dân. Cần
    phải quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này, theo Bộ trưởng.

    Ông Trịnh Đình Dũng cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
    thì phải khắc phục các nguyên nhân gây ra khó khăn bất động sản.

    Thứ nhất, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản phát triển tự phát v�
    thiếu quy hoạch, kế hoạch, do đó dẫn đến cung rất lớn so với cầu. Trong đó chủ
    yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao. Rất ít nhà diện tích nhỏ,
    giá rẻ phù hợp với người thu nhập thấp và nhà ở xã hội.

    Mặt khác, vốn cho các dự án chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng là chính và vốn
    đóng góp của người dân mua nhà. Nên khi hàng không bán được, thị trường đóng
    băng, nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn. Chính phủ đang tập trung
    hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây
    dựng nói chung, đặc biệt là liên quan đến phát triển đô thị và kinh doanh bất
    động sản. Yêu cầu chủ đầu tư phải cơ cấu lại các dự án, tăng các loại nhà ở xã
    hội.

    Thứ ba, cùng với Ngân hàng Nhà nước mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nh�
    ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.

    Ông Dũng cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ cho phép miễn, giảm thuế giá
    trị gia tăng cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để
    ở lần đầu. Cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu
    nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất.

    Doanh nghiệp cũng đề xuất được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nh�
    ở. Hai thành phố lớn sớm giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu dự án.

    Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề xuất một số giải pháp để xử lý tồn kho với vật
    liệu xây dựng. Chẳng hạn, khuyến khích dùng vật liệu trong nước…

    "Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bằng cách hướng doanh nghiệp bất
    động sản vào nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp sẽ đạt được nhiều mục
    đích", ông Dũng nói.


    Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng
    Nguồn clip: VTV



    Có 1 tỷ đồng nên mua nhà ở đâu?


    Thời gian gần đây, làn sóng giảm giá căn hộ diễn ra khá mạnh và cũng không ít người khuyên rằng nên mua nhà vì nó đã chạm đáy. Tuy nhiên, đối với người mua nhà có nhu cầu thực và có số tiền eo hẹp thì vẫn đang băn khoăn không biết mua nhà ngoại ô lúc này hay đợi chung cư trong nội thành giảm xuống mức giá hợp lý.

    Săn nhà đất ngoại ô…

    Chị Phượng, quận Gò Vấp, TP. HCM kể rằng, mấy tháng nay hai vợ chồng chị tìm mua một căn nhà để ở hoặc đất trong khu vực gần khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Chị Phượng cho biết, dù ở đây cách trung tâm thành phố vài chục km nhưng với khoản tiết kiệm 300-500 triệu đồng chỉ mua được căn nhà vùng ngoại ô mà thôi.

    Tìm kiếm trên Internet với những cụm từ khóa: "Mua nhà riêng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM với mức giá dưới 500 triệu" thì có gần 50 kết quả được hiển thị để người mua lựa chọn. Lướt qua các website rao vặt khác nhau về mua bán bất động sản, người mua sẽ tìm thấy rất nhiều kết quả với nhiều mức giá từ 220 triệu/căn, 370 triệu đồng/căn, 400 triệu đồng/căn… Diện tích nhà ở đây nằm trong khoảng 48-75m2, hầu hết là ở khu vực xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình chánh và một số ấp ở huyện Hóc Môn.

    Các sản phẩm rao bán trên các diễn đàn cũng vô cùng phong phú. Dưới 500 triệu đã có thể sở hữu một căn nhà mà theo thông tin cung cấp thì nằm trong khu vực dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, giấy tờ hợp lệ, có giấy phép xây dựng… Nhiều người cho rằng mức giá này có thể chấp nhận được tuy phải chịu khó đi xa.

    Trên các diễn đàn rao vặt bất động sản, phân khúc nhà đất giá rẻ được rao bán một cách rất nhộn nhịp. Thực tế dù thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nhưng phân khúc nhà ở đất nền giá rẻ ven đô vẫn xuất hiện các đợt sóng ngầm. Sở dĩ phân khúc này vẫn "sống tốt" là do giá rẻ nên có lượng cầu rất lớn.

    …Lùng căn hộ giảm giá

    Theo quảng cáo trên một trang mạng, thì chỉ với giá chỉ từ 550 triệu đồng, người dân có thể sở hữu căn hộ trung tâm quận 7 với diện tích từ 52m2 đến 157m2. Theo giới thiệu đây là dự án "hot" nhất tại Quận 7 với 3 mặt tiền sông – công viên 3,6 ha; đường bờ sông 1,3 km, giao nhà quý 4 năm 2012. Nếu đúng như lời giới thiệu đó thì mức giá trên được xem là khá hấp dẫn đối với những người mua nhà để ở.

    Một nhân viên văn phòng tại quận Phú Nhuận cho biết, nếu sở hữu được một căn hộ gần trung tâm thành phố là điều quá tốt cho việc đi lại, tiếp cận các dịch vụ công ích một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay giá hầu hết các căn hộ gần trung tâm vẫn rất cao so với phần lớn người có nhu cầu nhà ở thực sự. Do vậy, không ít người phải chấp nhận mua nhà ở ngoại thành.

    Một điều rất may mắm với nhà đầu tư là hiện nay giá nhà gần trung tâm thành phố đang trong xu thế giảm. Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai gây sốc cho thị trường bằng cách giảm 30 – 35% giá căn hộ dự án Thành Bình (Quận 7). Thực tế, rất nhiều căn hộ ở phần khúc bình dân đang được rao bán quanh mức 10-15% triệu đồng/m2.

    Dù vậy, người mua vẫn đang chờ đợi giá nhà đất có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới. Dự báo này không phải là không có cơ sở vì hiện nay bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ riêng phân khúc căn hộ đã có 70.000 căn hộ. Với tình hình này thì nhiều khả năng các căn hộ sẽ còn giảm giá mạnh trong thời gian tới.

    Hiện có không ít người có nhu cầu nhà ở vẫn băn khoăn trong việc lựa chọn nhà ở vào thời điểm này. Nếu muốn mua nhà gần trung tâm với một số tiền ít ỏi thì họ phải chờ đợi. Tuy nhiên sự chờ đợi này cũng không mấy chắc chắn. Trong khi đó, nếu họ mua nhà ngoại thành và chấp nhận những bất lợi khi xa trung tâm thành phố thì sẽ không phải đợi chờ.

    Như vậy, lựa chọn mua nhà đất ngoại ô hay căn hộ gần trung tâm vẫn sẽ là một câu hỏi không dễ trả lời.

    theo Cafeland