Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Sáng 29-10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự thảo sửa đổi lần này gồm 14 chương, 190 điều, chủ yếu sửa đổi các nội dung như: phạm vi điều chỉnh; quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; công chứng các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (SDĐ); giải quyết tranh chấp về đất đai. Đáng lưu ý, các quy định về giá đất; thời hạn giao đất nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân; nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất – những vấn đề được coi là nguyên nhân của nhiều bức xúc gay gắt thời gian qua – đã được tập trung làm rõ. Trong đó, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng thời kỳ.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá đất phải do Nhà nước quyết định, bao gồm khung giá đất và mức giá cụ thể. Khung giá đất, bảng giá đất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng SDĐ và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Về áp dụng giá đất do Nhà nước quy định, hiện có nhiều loại ý kiến trong cơ quan thẩm tra. Một số ý kiến tán thành áp dụng bảng giá đất cho tất cả các mục đích (như phương án 1 trong Tờ trình của Chính phủ) để bảo đảm công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ. Một số ý kiến tán thành phương án 2, theo đó, không áp dụng bảng giá mà thực hiện việc định giá đất cụ thể tại thời điểm thực hiện đối với các trường hợp như giao đất, cho thuê đất không theo hình thức đấu giá quyền SDĐ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính giá trị quyền SDĐ khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. UBND cấp tỉnh căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất, quyết định giá đất cụ thể, nhưng không thấp hơn bảng giá đất.
Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho người SDĐ phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người SDĐ, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người SDĐ tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi…
Theo nghị trình kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp toàn thể cả ngày 19-11 tới. Phiên họp này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
L.H (Tổng hợp)
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}
No comments:
Post a Comment