Trang chủ
Kinh tế
Giải pháp nào cho bất động sản?
Giải pháp nào cho bất động sản?
(26/10/2012)
VH- Nợ xấu và lượng hàng tồn kho lớn được coi là những nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào bế tắc. Cho đến nay vẫn chưa có thống kê chính xác về lượng căn hộ, nhà ở, biệt thự… bị tồn, chưa tiêu thụ được tại các địa phương, đặc biệt Hà Nội và TP.HCM.
Theo TS Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội TP.HCM, BĐS tồn đọng hiện nay được ví như một nghĩa địa chôn hàng trăm nghìn tỷ đồng của các DN. Trong đó riêng Hà Nội và TP.HCM có trên 70.000 căn hộ đã hoàn thiện sẵn sàng đưa ra thị trường. Để giải quyết số lượng những BĐS tồn đọng (nếu không phát sinh thêm và hạ giá về giá trị thực) ít ra phải mất 5-7 năm mới có thể giải quyết lượng BĐS này.
Bên cạnh BĐS tồn đọng thì nợ xấu ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng khiến cho nhiều DN đứng bên bờ vực phá sản và cùng với nó hàng loạt các ngân hàng lâm vào cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 31.5.2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng trên phạm vi cả nước là 4,47% (hơn 117.000 tỷ đồng), (số liệu của cơ quan thanh tra còn cao hơn tại thời điểm 31.3.2012, con số này là 8,6% (hơn 202.000 tỷ đồng).
Đến thời điểm quý IV, thị trường BĐS vẫn chưa có dấu hiệu "ấm" lên. Các chuyên gia kinh tế nhận định, cứ đà này năm 2013 thị trường BĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nếu chính phủ không quyết liệt "kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế…".
Trước mắt, ngành ngân hàng phải tập trung xây dựng phương án xử lý nợ xấu đối với các DN BĐS. Tiếp tục đầu tư cho xây dựng nhà ở và thị trường BĐS, với những dự án nhà ở xã hội, các công trình sắp hoàn thành hoặc đang triển khai đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các DN BĐS phải chủ động tìm các giải pháp để giải quyết những khó khăn, tạo thanh khoản cho thị trường… Nói như nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ: "Nếu muốn nhanh chân đẩy tồn kho thì các doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ, bán dưới giá".
P.N.G
Lưu site�
Trao đổi thảo luận�
Bản in�
Gửi email
No comments:
Post a Comment