Friday, October 26, 2012

Thị trường bất động sản: Cứu hay không?

(ảnh minh họa: Lao Động)

(ảnh minh họa: Lao Động)

 

Giá phải trả

Mặc dù thị trường bất động sản (BĐS) đang bị coi là đóng băng, nhưng trên thực tế nhu cầu có được nơi ăn chốn ở của rất nhiều người dân vẫn chưa được đáp ứng, bởi đơn giản là giá nhà đất ở VN nói chung vẫn rất… trên trời so với mức thu nhập chung của người lao động.

 

Bạn đọc nhấn mạnh những nút thắt cần được tháo gỡ theo cách nhìn nhận của người dân:

 

"Theo tôi thì BĐS “tồn kho” lớn do 4 nguyên nhân sau:

 

Một là Giá cao: do qua nhiều khâu trung gian + lạm phát khi xây dựng + thổi giá gây tình trạng bong bóng.

 

Hai là do Đầu cơ: găm hàng không giảm, đợi những doanh nghiệp BĐS yếu 'chết' trước và khi nào giá BĐS đi lên lại mới bán ra.

 

Ba là do Tâm lý tiêu dùng: chất lượng lo ngại dịch vụ căn hộ không bảo đảm + người dân quen ở nhà mặt đất dù giá cao họ vẫn cố mua do vẫn e ngại ở căn hộ trên cao.

 

 

 

(minh họa theo internet)

 

Hai thế chờ đợi

 

Vấn đề là nút thắt khó có thể được tháo gỡ, khi nguồn Cầu tuy rất cao nhưng vẫn không thể gặp nguồn Cung (cũng cao không kém). Lý giải của người dân về việc bên Cầu "ngồi chờ" giá trở về mức thực tế, xem ra rất khác với sự cũng "ngồi chờ" của bên Cung nhưng là chờ được cứu, để giá vẫn quá cao so với sức mua thực của người dân.

 

 

Quy luật thị trường với sự tự điều chỉnh của nó được nhấn mạnh trong rất nhiều ý kiến bạn đọc, bởi bất kỳ ai khi đã tham gia cuộc chơi thì điều trước tiên là phải tuân thủ luật chơi:

 

"Tôi khuyên các doanh nghiệp BĐS nên hạ giá hơn nữa và mạnh mẽ lên, hãy nhìn vào phân khúc thị trường đa số ấy. Tôi cũng kiến nghị Chính phủ không dùng bàn tay nhà nước vào trong trường hợp này, vì một điều là mục đích của Chính phủ không phải là tối đa hóa lợi ích xã hội hay sao? Đại bộ phận dân ta chưa có nhà, cho nên đây cũng là cơ hội. Quy luật kinh tế thị trường ắt sẽ lập lại giá trị thực của BĐS.

 

Các DN BĐS cũng đừng nên cứ cố găm giữ hàng, bởi kinh doanh BĐS đã phát triển nóng bỏng trong thời gian dài và tiền lợi nhuận bỏ túi các DN rất nhiều. Khi đó hình như các DN BĐS… hoa mắt mà không thấy nói gì, cũng chẳng để ý gì đến nhu cầu khó khăn của phân khúc đa số người dân. Nay khó khăn lại kêu ca? Vậy lúc trước họ có biết những cái khó của dân không, hay chỉ biết bỏ tiền vào túi mình thôi?

 

(minh họa theo internet)

Bộ trưởng Xây dựng cho rằng nếu bất động sản khó khăn thì sẽ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô (ảnh: Thông Chí) 

 

Để dòng tiền lưu thông

 

Tương tự như từng nhiệt tình góp ý về vấn đề giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng, bạn đọc thêm một lần nữa đề xuất nhiều ý kiến nhằm khơi thông dòng chảy cho nguồn tiền và vàng được cho là còn đọng trong dân khá lớn:

 

 

 

 

"Tình trạng bất động sản hiện nay là do chiến lược kinh doanh không nhằm vào thị trường tiêu dùng đích thực, trước kia chủ yếu tập trung vào đầu cơ nên các DN đua nhau thực hiện dự án cao cấp. Tuy nhiên giờ các DN đã thấm đòn và hiểu được nên thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực của người dân, nhưng lại vướng mắc rất nhiều thủ tục ví dụ như: Quy hoạch đã phê duyệt, đã có cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục cấp đất mà nếu DN điều chỉnh được những cái này có lẽ cũng mất vài năm (Thủ tục tại Hà Nội đặc biệt khó khăn, kéo dài và thường gây khó cho DN). Chắc khi điều chỉnh được thành căn hộ nhỏ giá rẻ với những chi phí ngoài rất lớn và nuôi bộ máy DN để theo đuổi sự thay đổi này, thì có lẽ DN đã phá sản rồi.

 

Theo tôi nghĩ, cần có một ban đặc biệt của UBND Hà Nội lập ra có thể giải quyết thủ tục nhanh gọn, may ra DN còn có cơ hội sống sót. Còn nếu vẫn như tình trạng hiện nay thực hiện theo dự án phê duyệt cũng chết, thay đổi theo các bước trình tự như lâu nay cũng chết. Nói chung, tóm lại là DN chết, người dân không có cơ hội mua nhà, còn các vị đã giàu nhờ BĐS thì chỉ bị… "đói" hơn chút thôi".

 

Khánh Tùng



No comments:

Post a Comment